【kq pháp 1】Tuyển sinh năm 2024: Thí sinh cần chú ý những gì ?

时间:2025-01-11 23:48:21 来源:88Point

Thời điểm này,ểnsinhnămThsinhcầnchnhữkq pháp 1 hầu hết các trường cao đẳng, đại học đã chính thức khởi động mùa tuyển sinh năm 2024. Cách thức tuyển sinh đầu vào của các trường cơ bản giữ ổn định, nhưng vẫn có nhiều điểm mới đáng chú ý.

Học sinh lớp 12 của Hậu Giang được cung cấp nhiều thông tin về tuyển sinh năm nay thông qua các hoạt động tư vấn được tổ chức.

Trúng tuyển đại học không khó, khó ở chỗ chọn ngành nghề phù hợp

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 02 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản được giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023, đặc biệt là giữ nguyên như kỳ thi năm 2023. Bộ GD&ĐT chỉ thực hiện một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật trong quy chế, để bảo đảm thống nhất quá trình tổ chức toàn quốc.

Từ các hoạt động tư vấn tuyển sinh được tổ chức vừa qua tại Hậu Giang, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đại diện các trường đại học, cao đẳng đã có những lời khuyên hữu ích cho các thí sinh.

TS. Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, thông tin: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ là kỳ thi tốt nghiệp cuối cùng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Kỳ thi năm nay, được giữ ổn định trong tổ chức thi, đề thi và xét tốt nghiệp. Học sinh lớp 12 đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến từ ngày 2-5 đến 17 giờ chiều ngày 10-5; ngày thi là ngày 27 và 28-6; đề thi giữ ổn định về định dạng và cấu trúc. Đề thi minh họa đã được công bố học sinh có thể tham khảo để có kế hoạch ôn tập phù hợp. Dự kiến, sẽ công bố kết quả điểm thi trước 8 giờ ngày 17-7 và kết quả xét tốt nghiệp được xét ngay sau đó. Công thức tính điểm xét tốt nghiệp vẫn được giữ như năm 2023, trong đó 70% là điểm 4 bài thi và 30% là điểm trung bình năm lớp 12.

 “Kỳ thi tốt nghiệp THPT rất quan trọng, chỉ có những học sinh tốt nghiệp THPT mới được xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Do vậy, các em cần nỗ lực vượt qua kỳ thi này, mới có thể tham gia tiếp các quy trình xét tuyển tiếp theo”, TS. Nguyễn Đức Nghĩa chia sẻ.

Hiện nay, các trường đại học sử dụng rất nhiều phương thức xét tuyển khác nhau, việc trúng tuyển vào các trường đại học không khó, cái khó là chọn được ngành nghề phù hợp.

Chia sẻ về vấn đề này, TS. Phạm Doãn Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Để lựa chọn ngành nghề, phải xác định rõ được về năng lực, sở trường, niềm đam mê yêu thích của mình. Chúng ta có thể tận dụng lợi thế để chọn nghề (gia đình có cửa hàng kinh doanh, có người thân đang làm ở lĩnh vực nào đó); phải định vị ngành học (mỗi ngành nghề có những đòi hỏi, yêu cầu nhất định); định vị thị trường lao động (xác định rõ tốt nghiệp xong muốn làm công việc gì?, mục tiêu nghề nghiệp là gì?, có thể tìm hiểu thế mạnh địa phương, thị trường lao động); định vị trường học (mỗi trường có thế mạnh riêng tạo hứng thú trong học tập khác nhau)”.

Thí sinh cần phân biệt đăng ký xét tuyển sớm và đăng ký xét tuyển trên hệ thống

Theo Luật Giáo dục Đại học và quy chế tuyển sinh, các trường đại học được tự chủ trong tuyển sinh (xét tuyển, thi tuyển, kết hợp thi tuyển và xét tuyển).

Hiện nay, các trường sử dụng rất nhiều phương thức xét tuyển (khoảng 20 phương thức): xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT, xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển bằng điểm học bạ, xét tuyển bằng điểm của các kỳ thi riêng do các trường tổ chức, xét tuyển kết hợp, xét tuyển thẳng theo quy định của các trường... Trong đó, ngoài xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT và xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, những phương thức còn lại được xem là xét tuyển sớm.

TS. Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng: Học sinh nên hiểu rõ quy trình đăng ký xét tuyển và nguyên tắc xét tuyển, để có thể tận dụng tối đa cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học. Trong đăng ký xét tuyển cần phân biệt là đăng ký xét tuyển sớm và đăng ký xét tuyển trên hệ thống. Đối với đăng ký xét tuyển sớm, thí sinh đăng ký xét tuyển tại trường không dùng kết quả tốt nghiệp THPT, ngay thời điểm này đã có rất nhiều trường nhận hồ sơ xét tuyển theo học bạ THPT, xét tuyển theo kỳ thi riêng (kỳ thi đánh giá năng lực), xét theo diện tuyển thẳng… các phương thức xét tuyển sớm này sẽ kết thúc trước 17 giờ ngày 10-7.

Từ ngày 10-7 đến 17 giờ ngày 25-7, thí sinh sẽ đăng ký, điều chỉnh, bổ sinh nguyện vọng trên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT đăng ký lại tất cả các nguyện vọng và đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Ngày 20-7, Bộ sẽ công bố mức điểm ngưỡng xét tuyển cho các ngành về khoa học sức khỏe và sư phạm. Từ ngày 28-7 đến 17 giờ ngày 3-8, thí sinh sẽ nộp lệ phí đăng ký xét tuyển, lúc này các trường sẽ lọc ảo và xét tuyển các nguyện vọng trên hệ thống. Những thí sinh xét trúng tuyển sẽ được công bố trước 17 giờ ngày 12-8, sau đó làm thủ tục xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống tại trường kết thúc trước 17 giờ ngày 18-8.

Năm 2024 là năm cuối cùng thí sinh thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Kể từ năm 2025, kỳ thi sẽ có nhiều điều chỉnh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Vì vậy trong năm nay, việc giúp học sinh định hướng đúng ngành, nghề để có được lựa chọn chính xác cho bản thân là vô cùng quan trọng. Dù đã được cung cấp khá nhiều thông tin, nhưng với những em học sinh lớp 12 sẽ tốt nghiệp THPT năm nay, việc đăng ký xét tuyển cao đẳng, đại học 2024 vẫn rất cần sự đồng hành của thầy cô, phụ huynh, vì mỗi trường có phương thức xét tuyển khác nhau và kết hợp nhiều phương thức, nên đòi hỏi thí sinh phải tìm hiểu kỹ và nắm chắc thông tin.

4 lưu ý nên tham khảo khi lựa chọn ngành nghề

TS. Phạm Doãn Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, tư vấn: “Để lựa chọn ngành nghề phù hợp, thứ nhất thí sinh có thể tận dụng lợi thế để chọn nghề (gia đình có cửa hàng kinh doanh, có người thân đang làm ở lĩnh vực nào đó); thứ hai phải định vị ngành học (mỗi ngành nghề có những đòi hỏi, yêu cầu nhất định); thứ ba định vị thị trường lao động (xác định rõ tốt nghiệp xong muốn làm công việc gì?, mục tiêu nghề nghiệp là gì?, có thể tìm hiểu thế mạnh địa phương, thị trường lao động); thứ tư định vị trường học (mỗi trường có thế mạnh riêng tạo hứng thú trong học tập khác nhau)”.

 

Bài, ảnh: MỸ XUYÊN

推荐内容