【nhan dinh leverkusen】Kinh tế châu Á trước “làn sóng” thuế quan toàn cầu mới
Tiền đề để Việt Nam trở thành “con hổ kinh tế châu Á” Chính sách thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á |
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung mang đến cơ hội cho các nền kinh tế châu Á. |
Cụ thể, Mỹ đã hoàn tất việc xem xét lại thuế quan theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại Mỹ năm 1974, tăng thuế đối với một loạt sản phẩm của Trung Quốc. Canada cũng công bố mức thuế 100% đối với xe điện (EV), cùng với mức thuế 25% đối với các sản phẩm thép và nhôm của Trung Quốc, trong khi Liên minh châu Âu (EU) bỏ phiếu ủng hộ mức thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Việc Mỹ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ làm giảm chi tiêu thực tế của các hộ gia đình Mỹ và Trung Quốc, đồng thời làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa cuối cùng do nước ngoài sản xuất. Thiệt hại đối với các ngành công nghiệp của Trung Quốc sẽ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu, làm suy yếu nhu cầu đối với hàng hóa trung gian được sản xuất tại các nước thứ ba.
Hiệu ứng lan tỏa này sẽ rõ rệt hơn ở các quốc gia có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy ngành thiết bị điện và quang học của Hàn Quốc và Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) sẽ thu hẹp đáng kể do có mối liên kết đầu vào-đầu ra chặt chẽ với công nghiệp Trung Quốc. Mặc dù hậu quả tiêu cực là rõ ràng, nhưng việc Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc cũng mang đến cơ hội cho các quốc gia châu Á khác. Năm 2012, Mỹ đã công bố áp thuế chống bán phá giá đối với máy giặt nhập khẩu từ Mexico và Hàn Quốc. Để đối phó, Samsung và LG đã chuyển cơ sở xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Trung Quốc. Năm 2016, khi Trung Quốc bị Mỹ áp thuế, các công ty này đã chuyển cơ sở xuất khẩu sang Đông Nam Á.
Ngoài việc tái phân bổ sản xuất trong các mạng lưới hiện có hoặc các sản phẩm cụ thể, chuỗi cung ứng sản xuất tại châu Á đang được tối ưu hóa lại. Bằng chứng cụ thể là sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Malaysia, với vốn đầu tư được phê duyệt từ năm 2021-2024 đã tăng gấp đôi so với giai đoạn 2015-2017.
Đông Nam Á đang có tiềm năng trở thành trọng tâm trong quá trình tối ưu hóa lại này, khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang. Trong cuộc khảo sát năm 2023 của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Việt Nam đã lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc, trở thành quốc gia triển vọng thứ hai cho hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của các công ty Nhật Bản. Trong số các công ty lựa chọn Việt Nam, 22,2% cho rằng lý do lựa chọn của họ là "đa dạng hóa rủi ro". 20,6% những người ủng hộ Philippines - quốc gia được xếp hạng triển vọng thứ 8 - cũng nhấn mạnh yếu tố tương tự.
Theo khảo sát của JBIC, các công ty luôn xếp hạng "thực tiễn chính trị và pháp lý ổn định" là một trong những yếu tố hàng đầu - cùng với chất lượng sản phẩm, năng lực của nhà cung cấp và các mối quan hệ hiện có - khi lựa chọn nhà cung cấp. Việc tăng cường các điều kiện này không chỉ mang lại lợi ích cho nền kinh tế của các quốc gia mà còn hỗ trợ hoạt động hiệu quả của chuỗi cung ứng toàn cầu.
(责任编辑:World Cup)
- Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- Khởi tố vụ bắn chết 5 con voọc chà vá chân xám quý hiếm ở Quảng Ngãi
- U70 lừa 'chạy việc', chiếm đoạt tiền tỷ ở Hà Nội
- Đồng Nai: Chỉ khoảng 4% DN báo cáo an toàn vệ sinh lao động
- Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- Trương Vui mang đất vàng giữa trung tâm Sài Gòn đi bán cho nhiều người
- Hải quan và doanh nghiệp phối hợp chống vi phạm SHTT
- Cưỡng đoạt tiền tỷ của thẩm mỹ viện ở Hà Nội
- Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
- Bảo Việt: Phát huy sáng kiến để tiết giảm chi phí
- Dí súng, bắt cóc đại gia tiền ảo để đòi lại tiền đã mất
- Đánh sập đường dây lô đề hơn 20 tỷ đồng ở Quảng Nam
- Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- Nhiều DNNN đưa ra kế hoạch doanh thu thấp hơn năm 2012
- Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- Một thuộc cấp của ông Tất Thành Cang bị mắc Covid
- Cơ hội đầu tư vào Campuchia, Lào và Myanma
- Khống chế bé 7 tuổi làm con tin cướp tiệm vàng ở TP.HCM
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ACB dành 2.000 tỷ đồng cho vay lãi suất 11,5%/năm