Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu Thông điệp Liên bang thường niên ngày 4/12
“Bài phát biểu này rất chung chung,ướcđitiếptheocủaôngPutinlàgìtl c2 thậm chí thiếu tính nhất quán. Ông ấy cũng lảng tránh một số vấn đề quan trọng mà đất nước đang phải đối diện về kinh tế”, Stephen Sestanovich, chuyên gia cao cấp nghiên cứu về Nga thuộc Hội đồng Đối ngoại Hoa Kỳ nhận xét.
Cũng theo nhận xét của chuyên gia này trong bài viết đăng trên tờ Defense One, dù hành động của ông Putin tại Ukraine không mạnh mẽ như mong muốn của một số người theo chủ nghĩa dân tộc trong nước, nhưng ông Putin vẫn tiếp tục hỗ trợ cho lực lượng ly khai chứ không thực hiện đúng cam kết nhằm chấm dứt khủng hoảng tại Ukraine.
Thông điệp Liên bang năm nay xuất hiện rất đúng thời điểm - khi giá dầu đang giảm mạnh và đồng rúp rớt giá cùng với những lo lắng ngày một gia tăng về tương lai nền kinh tế nước Nga. Nhiều người thắc mắc liệu ông ấy sẽ hành động "hiếu chiến" hơn hay sẽ quan tâm đến việc hòa giải?
Nếu Thủ tướng Dmitri Medvedev (từng làm Tổng thống một nhiệm kỳ) là người đọc bài diễn văn đó, có thể chúng ta sẽ nắm bắt ngay từng câu chữ và cho rằng đây là bước đột phá của những người ủng hộ cải cách tự do cũng nên.
Thông điệp Liên bang 2014 một lần nữa lên tiếng trách Mỹ vì đã rút khỏi Hiệp ước ABM (Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo), nói về các nguồn hỗ trợ nước ngoài cho khủng bố ở Nga, sự kiểm soát đằng sau các sự kiện của nội bộ Nga và Ukraine. Đồng thời, ông Putin cũng nói rằng: “Chúng tôi không muốn có thêm kẻ thù, chúng tôi chỉ muốn có càng nhiều đối tác càng tốt, chúng tôi cần đầu tư nước ngoài, xuất khẩu hơn nữa và hội nhập với kinh tế thế giới”.
Theo nhận xét của Stephen Sestanovich, việc ông Putin đang suy tính điều gì luôn là điều rất khó đoán. Tuy nhiên ông ấy đã nhiều lần cáo buộc phương Tây đang cố gắng làm suy yếu nước Nga. Và cũng cho rằng cách giải quyết của Mỹ đối với Nga vẫn là chính sách Chiến tranh Lạnh và Nga phải ngăn chặn các ảnh hưởng từ chính sách đó.
Đó là Putin của năm nay. Putin của vài năm trước còn phải lo lắng nhiều hơn thế đến các âm mưu phá hoại từ bên trong. Theo cách nhìn của ông ấy, sự hỗ trợ của phương Tây cho các tổ chức phi chính phủ cũng là một sự phá hoại. Vấn đề NATO mở rộng chưa từng được đề cập nhiều đến vậy trước kia.
"Tôi chắc chắn có không ít nhà hoạch định chính sách và chiến lược gia của Nga cho rằng NATO mở rộng là một sự cản trở. Đây có phải là lý do khiến ông Putin "can thiệp" vào Ukraine (theo cáo buộc của phương Tây)? Điều khiến ông ấy tham gia vào Ukraine cũng chính là điều khiến ông ấy phải dốc toàn lực để đưa Ukraine vào phạm vi kinh tế của Nga. Ông ấy đã để tuột mất ảnh hưởng lên chính quyền Ukraine thông qua thúc ép Tổng thống tiền nhiệm Victor Yanukovych tham gia vào cuộc đàn áp đẫm máu khiến ông này phải rời bỏ đất nước", Stephen Sestanovich nói.
Chắc chắn nền kinh tế Ukraine đang ngày càng tồi tệ hơn. EU và Mỹ đang đang hỗ trợ khá nhiều cho Ukraine theo một số cách: Thành lập chương trình của IMF để cứu trợ Ukraine và ký thỏa thuận liên kết đảm bảo một mối quan hệ thân thiết hơn với EU. Nhưng nhiều nước châu Âu cũng như Mỹ đều thấy thất vọng về khả năng thích ứng của nước này và khả năng đẩy mạnh các biện pháp cải cách có thể giúp họ đặt một nền móng vững chắc cho kinh tế.
Chương trình IMF khởi động từ đầu năm rõ ràng vẫn chưa đủ để giúp người Ukraine vượt qua năm nay và đi xa hơn nữa. Có lẽ nó cần phải được thay đổi và cải thiện để phòng trường hợp nền kinh tế bị sụp đổ hoàn toàn.
Có không ít các cuộc khủng hoảng làm cho các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Obama phải bận tâm. Nhưng họ đều ý thức được tầm quan trọng của vấn đề Ukraine. Đó là lý do tại sao Phó Tổng thống Biden phải tới Kiev và cũng là lý do tại sao vấn đề này thường được đề cập tại các cuộc họp với Ngoại trưởng John Kerry và người đồng cấp ở Nga Sergei Lavrov.
Ngay bây giờ, nhiều người đang lo lắng về khả năng xảy ra một cuộc tấn công mới tại Ukraine. Và có vẻ quân đội và trang thiết bị do Nga hỗ trợ đã vượt qua biên giới vài tuần trước. Nếu một cuộc tấn công mới xảy ra, thì đây sẽ là dấu hiệu báo cho các nước phương Tây rằng: không thể làm việc với Tổng thống Putin và cũng không thể tin bất cứ lời nào mà ông ấy nói. Các nước châu Âu có thể tin gì từ những lời hứa của ông ấy rằng sẽ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine?
Thậm chí cuộc gặp giữa hai vị lãnh đạo Nga và Pháp còn không đề cập đến một trong những vấn đề quan trọng nhất - liệu Pháp có sẵn sàng trì hoãn bàn giao các tàu chiến Mistral cho Nga cho dù có bị cáo buộc vi phạm hợp đồng? Ông Hollande có muốn bàn giao các tàu chiến này ngay trước khi quân đội Nga tiến hành một đợt tấn công mới ở miền đông Ukraine? Chuyện này dĩ nhiên không thể xảy ra.
Theo Infonet
Tình hình Ukraine: Putin “gợi ý” châu Âu ứng tiền khí đốt cho Ukraine