游客发表
发帖时间:2025-01-25 19:42:53
Những nụ cười sau lễ khai giảng năm học 2017-2018 của học sinh Quốc Học. Ảnh: Võ Nhân
Ngày đầu tiên trong “mỗi ngày đến trường” đó là ngày khai giảng. Ngày đã trở thành ngày hội,ỗingàyđếntrườngphảithậtsựlàngànhận định sao paulo và vô cùng ý nghĩa đối với trẻ lớp một mà nhà văn Thanh Tịnh gọi là ngày đặc biệt. Không biết năm nay, 20 triệu học sinh và sinh viên có được một ngày khai giảng vui thật sự hay không?
Tôi băn khoăn như thế là vì chưa thể an tâm rằng ngày khai giảng đã được trả lại cho thầy và trò, sau một thời gian dài nó không còn như thế.
Hai năm trước, ngày trước năm học 2015-2016, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã lên tiếng thay đổi cái lệ khai giảng rườm rà hình thức, dài dòng phát biểu, hành hạ học sinh, khiến cho các em trông cho qua mau buổi khai giảng dưới nắng gay gắt. “Hãy làm sao để ngày khai trường thật vui, ấn tượng với tất cả học sinh. Làm sao để ngày khai trường là của thầy và trò, thể hiện tình cảm của thầy trò. Tôi mong ngành Giáo dục & Đào tạo tiếp thu ý kiến và chỉ đạo các nhà trường cố gắng làm được điều nhỏ bé này”. Phó Thủ tướng mong mỏi một việc quả thật là nhỏ bé, một việc không có gì là mới vì nó đã diễn ra một cách bình thường trong một thời gian dài trước đó, cả trong chiến tranh lẫn khi hòa bình lập lại. Phó Thủ tướng cũng đề nghị không tổ chức tập khai giảng hay khai giảng thử. Niềm vui đến trường mà cũng phải tập dợt, cũng phải “thử” nữa sao?
Hãy để học sinh luôn nở nụ cười khi đến lớp.Ảnh: Võ Nhân
Và ngày khai giảng năm học đó (2015-2016) đã diễn ra đúng như yêu cầu của Phó Thủ tướng. Không còn cảnh học sinh ngồi dưới nắng để nghe Hiệu trưởng đọc diễn văn báo cáo thành tích năm học vừa qua, nghe bài phát biểu của lãnh đạo mà không hiểu “các bác nói gì”... Báo chí tường thuật năm học mới hầu như chỉ nói đến buổi lễ khai giảng đơn giản và cảm động. Một việc nhỏ bé như thế nhưng phải đợi cho đến khi Phó Thủ tướng lên tiếng thì cả ngành giáo dục mới làm.
Năm học tiếp theo rồi đầu năm học này, Bộ Giáo dục & Đào tạo vẫn tiếp tục chỉ đạo về việc tổ chức ngày lễ khai giảng “phải gọn nhẹ, giảm tối đa các hình thức báo cáo thành tích, gây mệt mỏi cho học sinh, khuyến khích các hoạt động vui, có ý nghĩa”. Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội còn hướng dẫn rất cụ thể: Đón học sinh diễn ra từ 7h đến 7h30, lễ khai giảng chỉ kéo dài trong vòng một giờ. Sở Giáo dục & Đào tạo TP. Hồ Chí Minh thì yêu cầu hiệu trưởng không được báo cáo thành tích trong bài phát biểu khai giảng năm học mới...
Vậy mà, đến đầu năm học này, vẫn còn một số trường trở lại với cảnh khai giảng thử, tập khai giảng, với cách gọi mới là “ráp đội hình, tập hát quốc ca”. Ngày trước lễ “khai giảng thật”, học sinh lại được triệu tập đến để tập dợt và “khai giảng thử” đến mệt mỏi bơ phờ. Có vẻ như bệnh cũ vẫn chưa lành! Ở TP. Hồ Chí Minh, một số trường đông học sinh mà sân trường nhỏ, thì các lớp chỉ cử đại biểu dự lễ khai giảng. Một phụ huynh ở TP. Hồ Chí Minh kể, con trai anh cho biết cũng chẳng buồn vì không được là đại biểu dự lễ khai giảng, “vì tụi con đi học với nhau hơn nửa tháng rồi mà, chứ đâu phải ngày khai trường mới gặp lại nhau”...
Trong nhiều nội dung chỉ đạo cho năm học mới 2017-2018 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, có một nội dung được nhiều báo chí tường thuật: Phải làm cho học sinh thấy hạnh phúc, tự hào về ngôi trường của mình và luôn cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Trên báo Thanh Niên ngày 5/9, một giáo viên ở TP. Hồ Chí Minh cho biết, kết quả khảo sát đầu năm học cho thấy mong muốn của phần lớn học sinh là giảm tải chương trình, được nghỉ ngơi, được tăng cường những tiết học thực hành, những hoạt động ngoại khóa, dã ngoại.
Là một phụ huynh, tôi cũng mong ước như vậy. Và có lẽ, không ít phụ huynh cũng có mong ước giản dị như thế. Mong cho con cái chúng tôi thật sự mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Vì sao chúng tôi chỉ mong ước như vậy? Là vì mỗi ngày đến trường của con em chúng tôi hiện tại vẫn là một ngày đánh vật với lượng kiến thức quá lớn, bằng một cách học lý thuyết khô khan, nhưng đòi hỏi phải đạt thành tích cao. Vì vậy, tối về nhà thay vì được nghỉ ngơi thì chúng vẫn còn phải cày ải để soạn bài cho ngày hôm sau (đối với học sinh THCS và THPT). Chưa kể chúng phải hồi hộp với thi cử tuyển sinh mỗi năm mỗi thay đổi...
Một năm học mới với 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản đã đề ra. Mà xem ra thì năm học nào cũng luôn nặng nề trách nhiệm như thế. Nhưng trách nhiệm và giải pháp gì, lớn lao đến mức nào, thì cuối cùng cũng chỉ để mang lại hạnh phúc cho con người, mà ở đây cụ thể là người đi học.
Minh Tự
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接