【bang xếp hạng nhất anh】Tỷ lệ giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động mới đạt khoảng 5,4%
Ngày 28/3/2022,ỷlệgiảingângóihỗtrợtiềnthuênhàchongườilaođộngmớiđạtkhoảbang xếp hạng nhất anh Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động tại các khu vực công nghiệp, khu chế xuất thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội và Chính phủ phê duyệt.
Ảnh minh họa |
Thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, tính đến ngày 2/8, cơ quan BHXH đã xác nhận cho hơn 3,13 triệu lao động nộp hồ sơ hỗ trợ tiền thuê nhà.
Cụ thể, đối với người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, tại 61 tỉnh, thành phố, cơ quan BHXH đã xác nhận cho 34.865 đơn vị với 2.957.609 lao động có tham gia BHXH bắt buộc đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà; với người lao động quay trở lại thị trường lao động, cơ quan BHXH tại tại 50 tỉnh, thành phố đã xác nhận cho 10.444 đơn vị với 174.529 lao động.
Theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg, dự kiến sẽ có khoảng 3,4 triệu lao động thuộc diện thụ hưởng của chính sách với kinh phí 6.600 tỷ đồng. Có hai đối tượng được hỗ trợ tiền thuê nhà là người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp với mức hỗ trợ 500.000 đồng và 1.000.000 đồng cho người lao động quay trở lại thị trường lao động. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng/người. |
Cũng theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg, thời hạn cuối tiếp nhận hồ sơ hỗ trợ theo quy định là ngày 15/8/2022. Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 ngày 3/8, hiện tỷ lệ giải ngân của gói hỗ trợ này vẫn còn rất thấp.
UBND cấp tỉnh, cấp huyện tại 51/63 địa phương đã phê duyệt hồ sơ của 17.356 doanh nghiệp với gần 1,2 triệu người lao động (chiếm 67% số lao động đã nộp đề nghị hỗ trợ), kinh phí hỗ trợ trên 760 tỷ đồng. Có 31 địa phương đã giải ngân hỗ trợ 356 tỷ đồng cho trên 620.000 lao động, mới chỉ được 5,4% so với dự kiến nhu cầu hỗ trợ.
Một số địa phương đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ nhiều người lao động hiện nay là TP. Hồ Chí Minh (112,4 tỷ đồng); Đồng Nai (72,3 tỷ đồng); Bình Dương (74 tỷ đồng); Bắc Giang (55 tỷ đồng); Hà Nội (45,3 tỷ đồng); Long An (31,4 tỷ đồng),...
Hiện có 29 địa phương chưa thực hiện giải ngân kinh phí hỗ trợ. Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân kinh phí thấp so với tổng kinh phí dự kiến ban đầu như: Ninh Bình (0,28%); Nghệ An (0,21%); Quảng Nam (0,06%); Quảng Ngãi (0,03%); Bình Định (0,13%); An Giang (0,07%),… Đặc biệt, một số địa phương có số lượng dự kiến đối tượng lớn nhưng kinh phí giải ngân đến nay vẫn rất thấp như Quảng Ninh; Hải Phòng, Bắc Ninh; Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang,…
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, lý do việc hỗ trợ chậm là do một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo tham mưu và còn lúng túng trong việc bố trí, sử dụng kinh phí để hỗ trợ.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động, chủ cơ sở cho thuê, cho trọ sợ trách nhiệm, không dám xác nhận, lập hồ sơ đề nghị cho người lao động; bản thân người lao động chưa nắm hết thông tin để chủ động làm thủ tục đề nghị hỗ trợ.
Hiện tại, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để đôn đốc triển khai bảo đảm nguyên tắc kịp thời, đúng ý nghĩa của chính sách này.