您现在的位置是:Thể thao >>正文

【nhan dinh malaysia】Sửa quy định về giao dịch liên kết để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Thể thao35人已围观

简介Sửa quy định về giao dịch liên kết hướng đến mục tiêu vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa chống ...

Sửa quy định về giao dịch liên kết để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Sửa quy định về giao dịch liên kết hướng đến mục tiêu vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa chống thất thu thuế. Ảnh tư liệu minh họa.

PV: Thưa ông, vừa qua nhiều doanh nghiệp (DN) có công văn gửi Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ kiến nghị về quy định áp trần chi phí lãi vay để tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Theo DN, việc quy định giao dịch đi vay giữa ngân hàng và DN vay dài hạn để đầu tư là giao dịch liên kết, do đó áp trần chi phí lãi vay để tính thuế TNDN là chưa hợp lý, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, cũng như dòng tiền của DN trong các năm đầu khi mới đầu tư. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Ông Nguyễn Văn Phụng: Trước khi bày tỏ quan điểm của mình, tôi muốn làm rõ hơn kiến nghị mà DN đưa ra, tránh việc hiểu nhầm là cứ vay dài hạn ngân hàng để đầu tư dài hạn là bị đưa vào giao dịch liên kết để áp trần lãi vay.

Cụ thể, tại khoản 2, Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP (Nghị định 132) ngày 5/11/2020 của Chính phủ quy định 11 trường hợp là giao dịch liên kết nhằm cụ thể hóa nguyên tắc xác định các bên có quan hệ liên kết trong các trường hợp 1 bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia và các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Trong số đó, trường hợp thứ 4 quy định về vay vốn được xác định có quan hệ liên kết: “d) Một DN bảo lãnh hoặc cho một DN khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của DN đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của DN đi vay”.

Với quy định trên thì, nếu một DN có vay nhiều tiền và khoản vay đó đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện: Quy mô vốn vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu; Khoản vay của 1 bên nào mà có trị giá lớn, cao hơn 50% tổng các khoản vay trung và dài hạn thì mới bị xem là quan hệ liên kết. Còn như các DN cho dù vay nhiều tiền và vay của nhiều đối tác, nhiều ngân hàng thì không phải là các bên liên kết. Vay của nhiều ngân hàng khả năng sẽ huy động được nguồn lực lớn cho đầu tư đòi hỏi DN phải có độ minh bạch cao, đồng thời cũng có tác động tăng cường năng lực quản trị DN.

Tuy nhiên, với thực tiễn và tập quán kinh doanh của cộng đồng DN Việt Nam thì quy định như trên chưa phù hợp lắm vì DN chưa quen với hình thức vay hợp vốn và hiện tại tính liên kết, tính hợp tác của các ngân hàng còn rất nhiều vấn đề.

PV:Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Nghị định 132, theo ông, việc sửa đổi, bổ sung theo hướng nào để vừa tạo thuận lợi cho DN, đồng thời vừa chống thất thu thuế cho ngân sách nhà nước (NSNN)?

Sửa quy định về giao dịch liên kết để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Ông Nguyễn Văn Phụng:Như chúng ta đã biết, khoản 3, Điều 16 Nghị định 132 quy định về lãi tiền vay được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không vượt quá 30% EBITDA (chỉ số phản ánh thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao) (nói nôm na là không vượt quá 30% khoản chênh lệch doanh thu trừ (-) đi chi phí chưa bao gồm khấu hao và chưa bao gồm lãi vay đối với các trường hợp DN liên kết, trong đó bao gồm cả trường hợp liên kết theo điểm d, khoản 2, Điều 5 như trên).

Phần chi phí lãi vay vượt quá mức 30% EBITDA (nếu có) thì DN được phép chuyển sang các năm sau để tính vào chi phí được trừ trong thời gian tối đa 5 năm tiếp sau chứ không bị loại bỏ.

Tuy nhiên, thực tế đang xảy ra hiện nay khiến cộng đồng DN có ý kiến là quy định loại trừ chi phí lãi vay quá mức 30% EBITDA được áp dụng đối với tất cả 11 trường hợp DN có quan hệ liên kết. Ví dụ, A và B tuy là 2 DN có quan hệ liên kết do nắm giữ trên 25% vốn chủ sở hữu nhưng cho dù A và B không có giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ với nhau, A và B vay vốn tại các ngân hàng thương mại khác nhau, độc lập nhau nhưng vì A và B có quan hệ liên kết cho nên lãi vay của cả A và B đều bị loại trừ phần vượt 30% EBITDA.

Mục tiêu ban hành Nghị định 132 là nhằm chống tránh thuế qua chuyển giá, chống dịch chuyển lợi nhuận giữa các DN đang áp dụng thuế suất thuế TNDN phổ thông và DN liên kết đang được ưu đãi thuế TNDN. Do vậy, với quy định lãi vay như trên thực tế khiến DN còn nhiều "lăn tăn".

PV: Để các DN sản xuất không phải chịu áp mức trần của tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, theo ông, việc sửa đổi điểm c, khoản 3 Điều 16 theo hướng nào sẽ là phù hợp?

Ông Nguyễn Văn Phụng: Nghiên cứu kỹ quy định của Nghị định 132 cũng như xem lại các vấn đề nảy sinh trong quá trình tham mưu xây dựng nghị định này cho thấy, vấn đề chính và cốt lõi nhất đặt ra là làm sao bảo đảm sự an toàn, bền vững và công bằng cho nền kinh tế cũng như sự bình đẳng trong nghĩa vụ thuế giữa các DN sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều, vốn vay ít với các DN có vốn chủ ít nhưng chủ yếu sử dụng vốn vay.

Tôi cho rằng, cần tiếp tục theo đuổi giải pháp đã đặt ra trong xây dựng và đề xuất sửa đổi Luật Thuế TNDN và sửa đổi Nghị định 132, là nên chăng chọn quy tắc vốn mỏng theo cách gọi thông dụng của thế giới (thin capitalisation rule). Đây là thực tiễn được nhiều nước áp dụng và ngay cả Việt Nam thực tế đã từng áp dụng đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài trước đây.

Theo quy tắc này thì nguồn vốn vay tối đa làm căn cứ giới hạn lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là gấp vài lần số vốn chủ sở hữu thực có (ví dụ 2 lần, 3 lần, hay 5 lần tùy theo đặc thù từng ngành, lĩnh vực).

PV:Xin cảm ơn ông!

Không nên áp dụng loại trừ lãi vay tràn lan

"Để không thất thu cho ngân sách nhà nước, bảo đảm bình đẳng, công bằng và không gây khó khăn cho DN, cần phải rà soát lại cả 11 trường hợp quan hệ liên kết để sửa nội dung quy định loại trừ lãi vay trên một mức nào đó chứ không nên áp dụng việc loại trừ tràn lan" - ông Nguyễn Văn Phụng.

Tags:

相关文章