【kq hạng 2 anh】Ông Toru Kinoshita Chủ tịch VAMA
Công nghiệp ô tô là một trong 6 ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển nhưng đến nay vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Xin cho biết ý kiến của ông về việc này?ÔngToruKinoshitaChủtịkq hạng 2 anh
Trong những năm gần đây, thị trường ô tô Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh nhưng so với các nước khác trong khối ASEAN, lượng tiêu thụ xe và năng lực cạnh tranh trong sản xuất của chúng ta vẫn còn rất thấp. Năm tới, trong bối cảnh thuế nhập khẩu xe CBU từ các nước ASEAN bằng 0, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ có khoảng thời gian khó khăn khi các xe nhập khẩu từ các nước ASEAN đều rẻ hơn sản phẩm sản xuất trong nước. Vì vậy, điều mà chúng tôi muốn Chính phủ làm là hỗ trợ trong một số giai đoạn cụ thể, nhất định, khi sản lượng sản xuất chưa đủ lớn. Hiện Chính phủ Việt Nam đang xem xét những đề xuất của chúng tôi. VAMA mong muốn Chính phủ cân nhắc áp dụng một số ưu đãi cho sản xuất trong ngắn hạn mà không đưa ra bất kì điều kiện nào.
Vậy theo ông đâu là nguyên khiến ngành công nghiệp ô tô kém phát triển?
Thành thật mà nói, qui mô thị trường trong 4 năm trở lại đây phát triển khá nhanh song thị trường vẫn có nhiều biến động (có thời điểm tốt những có thời điểm xấu). Và điều này theo tôi không chỉ bởi vì tình hình kinh tế mà còn là do chính sách thiếu ổn định. Nhưng trong 3 - 4 năm gần đây chúng ta có thể thấy rằng những chính sách của Chính phủ đối với phát triển CN ô tô đang ngày càng ổn định hơn và với mục đích mở rộng hơn nữa qui mô thị trường. Vì vậy, chúng tôi cho rằng đây là dấu hiệu tốt.
Ông đánh giá thế nào về tiềm năng của thị trường ô tô Việt Nam?
-Hiện tại Việt Nam đang là nước có dân số lớn thứ 3 trong khối ASEAN, sau Indonesia và Philippines với gần 100 triệu dân. Với dân số và nền kinh tế phát triển như vậy, không cần đặt câu hỏi về việc liệu thị trường ô tô Việt Nam có phát triển hay không. Câu hỏi duy nhất cần đặt ra là thị trường ô tô sẽ bứt phát nhanh ra sao? Và một khi thị trường đã phát triển, hẳn nhiên việc sản xuất cũng sẽ được phát triển. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị cho việc này từ rất sớm.
Theo ông vì sao tỷ lệ NĐH ô tô của Việt Nam lại thấp hơn Thái Lan và Indonesia?
Như tôi đã giải thích, sự phát triển sản xuất và nội địa hóa của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào sản lượng. Chúng ta cần sản xuất số lượng xe rất lớn, với chất lượng đảm bảo và chi phí thấp. Không có sản lượng đủ lớn, chúng ta không thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí thấp và giá cả cạnh tranh. So với Thái Lan hay Indonesia, qui mô thị trường và sản lượng sản xuất của Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều. Đó là lý do chúng ta chưa thể NĐH được nhiều và khiến cho linh kiện nhập khẩu từ nước khác rẻ hơn linh kiện sản xuất trong nước. Tuy nhiên, một khi sản lượng sản xuất được đảm bảo thì sản xuất linh kiện ở trong nước sẽ rẻ hơn linh kiện nhập khẩu. Chúng tôi đang hi vọng việc này sẽ sớm trở thành hiện thực.
Ông Phạm Văn Tài, Phó Tổng giám đốc Thaco: Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp ô tô để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, chính sách cần ổn định và đồng bộ trong thời gian tối thiểu 10 năm. Chính phủ có biện pháp chống gian lận thương mại và kiểm tra chặt chẽ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong việc xác định tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 40% với xe nhập từ ASEAN, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng cho tất cả DN. Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương: Nhà nước ưu tiên hỗ trợ DN lớn trước để tạo ra ra dung lượng thị trường đủ lớn. Phải có dung lượng lớn mới kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ. DN lớn phát triển kéo theo DN nhỏ và vừa đi theo. Sắp tới sẽ ưu tiên kêu gọi các tập đoàn đa quốc gia sản xuất ô tô tại Việt Nam mà chưa có cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô trong khu vực. Ông Hồ Mạnh Tuấn - Phó Tổng giám đốc VEAM: Chính phủ và Bộ Công Thương cần có chính sách khuyến khích các DN SXLR ô tô sử dụng linh kiện phụ tùng trong nước như: Giảm thuế TNDN theo tỉ lệ NĐH, thuế TTĐB. Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng -Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính: Bộ Tài chính đã trình Chính phủ phương án đề xuất điều chỉnh thuế suất nhập khẩu linh kiện ô tô nhằm giúp các hãng sản xuất ô tô trong nước giảm chi phí sản xuất, từ đó giảm giá xe, tăng lợi thế cạnh tranh. Những linh kiện được áp dụng mức thuế phải thoả mãn điều kiện không sản xuất được ở Việt Nam. Và DN phải đảm bảo đủ nhóm ba điều kiện gồm: Tỷ lệ tăng trưởng; sản lượng của hãng trong năm; sản lượng của mẫu xe đăng ký và tỷ lệ giá trị nội địa. Ông Võ Quang Huệ -Phó TGĐ VinFast: Chúng tôi đang tiếp xúc và lên kế hoạch hỗ trợ nhiều nhất có thể để giúp các nhà cung cấp đáp ứng các yêu cầu về chất lượng quốc tế. Đơn cử như dành 30% diện tích của Tổ hợp sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast cho các nhà cung cấp (được hưởng những ưu đãi đầu tư vào Khu Kinh tế Cát Hải - Đình Vũ). Các nhà cung cấp sẽ trở thành phần quan trọng trong Tổ hợp sản xuất được VinFast hỗ trợ cung ứng các linh kiện và bộ phận phù hợp với các yêu cầu, kết nối họ với dữ liệu trực tiếp từ các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) quốc tế là đối tác của Vingroup, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị ô tô toàn cầu… H.P (ghi) |
相关推荐
- Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- Hoa hậu Lê Âu Ngân Anh hôn ông xã trong lễ vu quy
- Tranh cãi chuyện công bố Á hậu 5 Miss Grand thay người đẹp từ bỏ ngôi vị
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm giảng viên đại học
- Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
- Á hậu Bảo Ngọc kiều diễm trong tạo hình nữ hoàng Ai Cập
- Dàn người đẹp Hoa khôi Nam Bộ khoe hình thể khi trình diễn bikini
- Chung kết Hoa hậu Biển đảo Việt Nam 2022: Mỹ nhân quốc tế cùng sao Việt hội tụ