【lens – lyon】Ngành than trước áp lực thuế, phí
作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:17:22 评论数:
Cần chính sách phù hợp, ổn định, lâu dài để ngành than đầu tư phát triển |
Thuế, phí lại tăng (!?)
Được biết, Bộ Tài chính đang dự thảo và sẽ ban hành bảng khung giá tính thuế tài nguyên để áp dụng chung trên toàn quốc. Trên cơ sở đó, các tỉnh sẽ ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên áp dụng trên địa bàn để thực hiện. Theo dự thảo, khung giá tính thuế tài nguyên tiếp tục tăng cao hơn nhiều so với giá bán sản phẩm tài nguyên thực tế trên thị trường hiện nay (nhiều loại lấy theo giá của 4-5 năm về trước - thời điểm giá cao đột biến).
Như vậy, áp lực cả về thuế suất và giá tính thuế, phí sẽ tiếp tục làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, phát sinh thêm chi phí lưu kho, lãi vay. Dẫn đến TKV nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất khoáng sản nói chung lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, quy mô khai thác và xu hướng sản lượng sẽ giảm, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người lao động.
Theo ông Nguyễn Văn Biên - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn TKV - lợi nhuận ngành than trong nước giảm mạnh sẽ dẫn đến doanh nghiệp không đủ vốn đối ứng để đầu tư phát triển. Nếu không khuyến khích doanh nghiệp khai thác tận thu tài nguyên (khi thuế, phí cao phải tạm thời giãn sản xuất) sẽ ảnh hưởng hệ số tín nhiệm của TKV trên trường quốc tế, dẫn tới phải vay lãi suất cao hơn, chi phí tăng.
Một hệ lụy đáng lo ngại nữa là khi nhu cầu than cho nền kinh tế các năm tới tăng cao thì các doanh nghiệp mỏ cần phải có vốn đầu tư đối ứng để đầu tư xây dựng các mỏ mới.
Những kiến nghị
Như đã đề cập, mức thuế suất thuế tài nguyên đối với sản phẩm than của Việt Nam đang thuộc loại cao nhất thế giới nên đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm than ở thị trường nước ngoài. Vì vậy, đã có một số hộ sử dụng than nhập khẩu thay cho than trong nước. “Nhà nước cần xem xét điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế tài nguyên đối với sản phẩm than ngang với thuế suất của các nước trong khu vực (khoảng 5-7% đã bao gồm cả tiền cấp quyền khai thác)” - ông Nguyễn Văn Biên kiến nghị.
Bên cạnh đó, do thời gian qua, chính sách thuế liên tục sửa đổi, bổ sung, thay thế với rất nhiều Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn... - dẫn đến chồng chéo, chưa thống nhất hoặc sai khác về nội dung giữa các văn bản, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện.
Điển hình, Nghị định 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi các Nghị định về thuế quy định về giá tính thuế tài nguyên như sau: “Trường hợp tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra (tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu) thì giá tính thuế tài nguyên khai thác được xác định căn cứ vào trị giá hải quan của sản phẩm đã qua sản xuất, chế biến xuất khẩu hoặc giá bán sản phẩm đã qua sản xuất, chế biến trừ thuế xuất khẩu (nếu có) và các chi phí có liên quan từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu xuất khẩu hoặc từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu bán tại thị trường trong nước”. Trong khi đó, Thông tư số 152/2015/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 12/2015/NĐ-CP lại chỉ quy định về giá tính thuế tài nguyên: “Trường hợp sản phẩm tài nguyên được vận chuyển đi tiêu thụ, trong đó chi phí vận chuyển, giá bán sản phẩm tài nguyên được ghi nhận riêng trên hóa đơn thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm tài nguyên không bao gồm chi phí vận chuyển”.
Như vậy, Nghị định 12 cho phép trừ toàn bộ chi phí để đưa sản phẩm tài nguyên từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ khi xác định giá tính thuế tài nguyên, nhưng Thông tư hướng dẫn chỉ cho trừ chi phí vận chuyển ghi nhận trên hóa đơn (!?). Do vậy, Nhà nước cần xem xét hoàn thiện cơ chế, chính sách một cách thống nhất.
Đặc biệt, với ngành khoáng sản nói chung, ngành than nói riêng, hầu hết các dự án đầu tư mỏ có thời gian đầu tư dài, thường từ 5 đến 10 năm, trong khi chính sách thuế, phí thường xuyên thay đổi đã tác động đến toàn bộ hiệu quả của dự án.
“Một dự án xây dựng ban đầu là có hiệu quả, tuy nhiên sau khi chính sách thuế thay đổi, như xu hướng hiện nay là thuế suất liên tục tăng, thì lập tức dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ không còn hiệu quả nữa” - ông Nguyễn Văn Biên phân tích và cho rằng, cần có chính sách thuế, phí ổn định và có thời gian áp dụng, thực hiện trong thời gian dài.
Ông Nguyễn Văn Biên - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn TKV: “TKV đã tích cực triển khai các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí và hơn lúc nào hết, rất cần có sự chia sẻ, thấu hiểu của các nhà làm chính sách, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nộp ngân sách, lợi nhuận để đầu tư phát triển doanh nghiệp”. |
TIN LIÊN QUAN | |
Ngành than trước áp lực thuế, phí - Bài 1: Thuế tăng, lợi nhuận giảm |