Chín tháng đầu năm 2022,ỗlựctrongcngtckiểkết quả bóng đá asian cup Viện kiểm sát nhân dân (KSND) hai cấp trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Góp phần không nhỏ trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Một vụ án hình sự được ngành kiểm sát phối hợp, tổ chức xét xử rút kinh nghiệm. Làm tốt công tác giải quyết án hình sự Vừa qua, Viện KSND huyện Phụng Hiệp phối hợp với tòa án cùng cấp tổ chức phiên tòa xét xử rút kinh nghiệm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Văn Trúc, phạm tội cố ý gây thương tích, quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự. Theo hồ sơ vụ án, vào khoảng 15 giờ ngày 28-10-2021, tại nhà ông Trần Văn Dương, ở ấp Mỹ Thành, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, đối tượng Nguyễn Văn Trúc sau khi tham gia đá gà thì phát sinh mâu thuẫn và bị Trần Văn Khanh là con ruột của ông Trần Văn Dương dùng cây dũ 3 khúc đánh. Tức giận, Nguyễn Văn Trúc về nhà lấy 2 cây dao Thái Lan đi đến trước nhà của ông Dương và có lời lẽ gây sự với ông Dương. Sau đó, Trúc dùng dao Thái Lan đâm nhiều nhát vào người ông Dương với tỷ lệ thương tích tổn hại đến sức khỏe của ông Dương là 11%. Tại phiên tòa, trên cơ sở đánh giá, phân tích tính chất, mức độ, hậu quả hành vi phạm tội của bị cáo và tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Trúc 2 năm tù giam. Kết thúc phiên tòa, lãnh đạo, kiểm sát viên Viện KSND huyện Phụng Hiệp cùng Hội đồng xét xử đã tổ chức họp rút kinh nghiệm nhằm đánh giá lại toàn bộ diễn biến, quá trình xét xử. Theo Viện KSND tỉnh, từ đầu năm đến nay, hai cấp kiểm sát tỉnh đã phối hợp tổ chức 91 phiên tòa xét xử rút kinh nghiệm như trên, với mục đích nhằm nâng cao kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa. Các vụ án được lựa chọn đưa ra xét xử thường phức tạp về tính chất, hành vi; có khả năng tranh tụng nhiều, để qua đó giúp kiểm sát viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp. Ông Trần Quang Khải, Viện trưởng Viện KSND tỉnh, cho biết: Thời gian qua, cùng với việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, hai cấp kiểm sát của tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành. Từ đó việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đảm bảo đúng pháp luật, không có trường hợp nào bị oan sai, bỏ lọt tội phạm. “Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2022, hai cấp kiểm sát Hậu Giang đã tiến hành truy tố 260 vụ/507 bị can; ban hành 364 yêu cầu điều tra, đồng thời yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố 2 vụ/3 bị can. Các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự tiếp tục được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo quy định pháp luật”, ông Khải thông tin. Chú trọng xây dựng ngành Đổi mới công tác tổ chức cán bộ; xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả được xác định là một trong những khâu công tác trọng tâm, đột phá của ngành kiểm sát tỉnh trong năm 2022, đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách tư pháp. Ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh, cho biết, thực hiện công tác cải cách tư pháp, Ban Cán sự đảng Viện KSND tỉnh đã chỉ đạo ngành kiểm sát tỉnh thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và địa phương nhằm xây dựng đội ngũ kiểm sát viên đảm bảo vững về chính trị, giỏi nghiệp vụ, tinh thông pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm. Đến nay, toàn ngành kiểm sát Hậu Giang hiện có 7 phòng nghiệp vụ và 8 viện KSND huyện, thị, thành với 152 cán bộ, kiểm sát viên, người lao động. Trong đó, có 1 kiểm sát viên cao cấp, 38 kiểm sát viên trung cấp, 48 kiểm sát viên sơ cấp; 5 công chức có trình độ thạc sĩ luật, 108 người có trình độ đại học luật… Theo ông Liêm, để nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên, hàng năm, lãnh đạo đơn vị đều tổ chức các cuộc thi như “Kỹ năng viết cáo trạng và dự thảo bản luận tội”, “Kỹ năng trình bày bài phát biểu của kiểm sát viên” và cử cán bộ, kiểm sát viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ do Viện KSND tối cao tổ chức. Bên cạnh đó, thời gian qua, ngành đã tổ chức trên 100 phiên tòa rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp/năm để nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng cho đội ngũ kiểm sát viên. Tuy nhiên, trong kiểm sát các hoạt động tư pháp từ đầu năm đến nay, ngành cũng gặp một số khó khăn, hạn chế. Cụ thể như, còn xảy ra trường hợp tòa án cấp phúc thẩm xét xử tuyên hủy án hình sự; chưa kịp thời kháng nghị trong một số vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại… Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do số lượng án gia tăng so với cùng kỳ năm trước, tính chất của các vụ án ngày càng phức tạp, thủ đoạn tội phạm ngày càng tinh vi… Ông Trần Quang Khải, Viện trưởng Viện KSND tỉnh, cho rằng: Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên, tới đây, ngành kiểm sát tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc điều tra các vụ án hình sự, đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Ngành cũng tăng cường trách nhiệm và kỹ năng của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự, dân sự,... Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra công vụ. Kịp thời phát hiện vi phạm và ban hành kháng nghị, kiến nghị, qua đó bảo đảm pháp chế trong hoạt động tư pháp trên địa bàn. Bài, ảnh: Đ.B |