Hải quan Hải Phòng: 3 nội dung trọng tâm hợp tác Hải quan – Doanh nghiệp Hải quan Quảng Ninh: Nhiều hoạt động phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp |
Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: T.Bình. |
Ngày 23/3, tại Hải Phòng, Cục Hải quan Hải Phòng và Cục Hải quan Quảng Ninh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phối hợp giữa hai đơn vị.
Phát biểu tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Duy Ngọc nhất mạnh: Quy chế phối hợp giữa hai đơn vị là hoạt động nhằm cụ thể hóa chương trình phối hợp giữa Thành ủy Hải Phòng và Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Qua hơn 4 năm ký kết quy chế, hai đơn vị đã hợp tác chặt chẽ, hiệu quả, góp phần quan trọng để mỗi đơn vị hoàn thành tốt nhiệm được giao, đóng góp quan trọng vào kết quả công tác chung của Ngành và của hai địa phương. Đặc biệt là đóng góp về cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư...
Thời gian tới, hai đơn vị tiếp tục nỗ lực phối hợp thực hiện tốt hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, cũng như góp phần vào kết quả công tác của hai địa phương, của Ngành, đặc biệt phối hợp thực hiện tốt hơn nữa trong tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh Trần Quang Trung phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: T.Bình. |
Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh Trần Quang Trung: Những kinh nghiệm được Hải quan Hải Phòng chia sẻ có ý nghĩa hết sức thiết thực với Cục Hải quan Quảng Ninh. Đặc biệt là nội dung về phần mềm nghiệp vụ quản lý đối với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu; phần mền đánh giá cán bộ công chức (giúp kết nối tốt hơn giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp)…
Không chỉ chia sẻ, chuyển giao phần mềm, Hải quan Hải Phòng còn cử cán bộ công chức trực tiếp đến các đơn vị của Cục Hải quan Quảng Ninh để cài đặt, hướng dẫ sử dụng.
Trước đó, ngày 3/12/2019, Cục Hải quan Hải Phòng và Cục Hải quan Quảng Ninh đã ký quy chế phối hợp số 16458/QCPH-HQHP-HQQN.
Nội dung quy chế tập trung vào 8 nhóm vấn đề cần phối hợp gồm: Thứ nhất, phối hợp trong tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, với ngành Hải quan trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật và thực hiện các chuyên đề, kế hoạch công tác lớn của địa phương, của Ngành có liên quan đến hoạt động quản lý hải quan.
Cán bộ chủ chốt hai đơn vị chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: T.Bình. |
Thứ hai, phối hợp giải quyết thủ tục đối với phương tiện (tàu thuyền)xuất nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng.
Thứ ba, phối hợp trong công tác giải quyết thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu.
Thứ tư, phối hợp trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, xử lý vi phạm.
Thứ năm, phối hợp trong công tác quản lý rủi ro.
Thứ sáu, phối hợp trong công tác kiểm tra sau thông quan.
Thứ bảy, phối hợp trong các công tác khác như: giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, công tác kiểm tra chuyên ngành, quản lý thuế, tổ chức cán bộ, quản lý doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất….
Thứ tám, phối hợp trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp.
Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị thuộc Cục Hải quan Hải Phòng và Cục Hải quan Quảng Ninh đã phát biểu ý kiến làm rõ thêm về kết quả phối hợp vừa qua và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong thời gian tới.
Một số kết quả nổi bật trong công tác phối hợp giữa hai đơn vị năm 2023: Hai đơn vị đã tổ chức phối hợp cung cấp thông tin, tiếp nhận và làm thủ tục đối với 71 phương tiện. Năm 2023, có 36.440 lô hàng (tăng 58,2% so với năm 2022), tương đương 19.216 container và 1.032.550 tấn hàng rời đăng ký làm thủ tục hải quan tại các chi cục thuộc Cục Hải quan Hải Phòng nhưng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn giám sát của Cục Hải quan Quảng Ninh và ngược lại. Các chi cục thuộc hai đơn vị đã phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin, hỗ trợ hoạt động giám sát đối với 14.800 lô hàng (tăng 126% so với năm 2022), tương đương 20.595 container và 320.798 tấn hàng rời vận chuyển độc lập về Hải Phòng và ngược lại… |