【kết quả bóng đá giải vô địch quốc gia thụy điển】BHYT học sinh: Khoảng trống trách nhiệm của phụ huynh
BP - Thực hiện Luật Bảo hiểm y tế (BHYT),ọcsinhKhoảngtrốngtraacutechnhiệmcủaphụkết quả bóng đá giải vô địch quốc gia thụy điển học sinh, sinh viên là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng theo quy định tại Khoản 4, Điều 12, Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014. Tuy nhiên, hằng năm các cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) chỉ quan tâm đến vấn đề ký kết hợp đồng trách nhiệm với nhà trường để tổ chức thu BHYT của học sinh, sinh viên. Sau đó, thông qua nhà trường phát thẻ BHYT cho học sinh mà không tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn quyền và lợi ích của việc tham gia BHYT.
Học sinh không được hướng dẫn quyền lợi của việc tham gia BHYT nên không biết là một lẽ, nhưng hầu như người bệnh đang sử dụng BHYT cũng không nắm hết được quy định. Chỉ khi thông qua quá trình điều trị tại bệnh viện mới biết được quyền lợi BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu tổng chi phí khám chữa bệnh 1 lần thấp hơn 15% mức lương tối thiểu (Điểm b, Khoản 1, Điều 22 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014); được thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh khi đi đúng tuyến, kể cả khi thực hiện khám, chữa bệnh dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn (nhưng không quá 40 tháng lương tối thiểu cho 1 lần sử dụng dịch vụ).
Thực tế thấy rằng, mặc dù Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 nhưng qua hơn 3 năm áp dụng vẫn còn rất nhiều quy định người tham gia bảo hiểm vẫn chưa biết và hiểu rõ. Ví như ngoài những đối tượng được BHYT chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh là: Người có công với cách mạng, cựu chiến binh, trẻ em dưới 6 tuổi..., còn có người tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong 1 năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (6 tháng lương cơ sở hiện nay là 7,8 triệu đồng). Vì vậy, dẫn đến tình trạng không đảm bảo được quyền lợi của người dân tham gia BHYT, đặc biệt là người tham gia BHYT 5 năm liên tục. Đơn cử trường hợp con của đồng nghiệp tôi đang học lớp 6, bị bệnh nặng đã được Bệnh viện đa khoa tỉnh chuyển điều trị tại bệnh viện tuyến Trung ương theo dạng bệnh nhân có BHYT.
Người bạn đồng nghiệp tôi nghĩ rằng chỉ được BHYT chi trả chi phí điều trị cho con tương ứng với 80% chi phí thuốc, truyền dịch, sử dụng các vật tư tiêu hao thông dụng, thiết bị y tế... phục vụ khám, chữa bệnh trong danh mục quy định của Bộ Y tế. Việc điều trị cho con đã trải qua hơn 2 tháng nhưng đồng nghiệp tôi vẫn không hay biết về ý nghĩa của câu “đủ 5 năm liên tục” trên thẻ BHYT của con mình. Cho đến khi người bạn làm trong ngành y tế cho hay, thì mới biết con mình thuộc trường hợp được miễn cùng chi trả trong phạm vi quyền lợi BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến cho các lần khám, chữa bệnh tiếp theo trong năm, vì đã tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục và chi phí vượt quá 6 tháng lương cơ sở. Và để được hưởng quyền lợi này, đồng nghiệp tôi đã liên hệ với BHXH thị xã Đồng Xoài và được cấp “Giấy chứng nhận miễn đồng chi trả trong năm” với các hồ sơ cần có là: Bản chính các hóa đơn; biên lai thu tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT từ đầu năm; thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
Một thực tế nữa là do không nắm rõ quyền và lợi ích của mình khi đã tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục, nên nhiều người không lưu lại hóa đơn sau mỗi lần khám bệnh. Vì vậy, nếu người bệnh không lưu giữ hóa đơn thì cần liên hệ với các bệnh viện xin bản sao và đến các đơn vị BHXH các địa phương để được hướng dẫn, giải quyết. Do đó, để được hưởng các quyền lợi của mình thì người tham gia BHYT cần giữ lại biên lai thanh toán, vì thực tế khi đến bệnh viện để xin lại các bản sao chứng từ rất khó khăn.
Chính sách BHYT 5 năm liên tục được áp dụng từ ngày 1-1-2015 đã và đang đem lại nhiều quyền lợi hơn cho người tham gia BHYT, trong đó có học sinh, sinh viên. Vì vậy, rất cần BHXH địa phương tuyên truyền một cách có hiệu quả để mọi người tham gia BHYT biết và thực hiện quyền lợi của mình.
Thúy Hằng