【xem kết quả la liga】Thu hơn 1.918 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết,ơntỷđồngtừthoáivốnnhànướctạidoanhnghiệxem kết quả la liga trong 10 tháng năm 2020, đơn vị nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa (CPH) của 7 doanh nghiệp (DN), trong đó có 1 DN thuộc kế hoạch CPH theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hải Dương; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN đã hoàn thành công bố giá trị DN của 1 tổng công ty là Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 2 (EVENGENCO2).
Lũy kế giai đoạn 2016 – tháng 10/2020, đã có 178 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH với tổng giá trị DN là 443.503 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 207.116 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 178 DN đã CPH chỉ có 37/128 DN CPH thuộc danh mục CPH theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 28% kế hoạch).
Số DN còn phải thực hiện CPH theo kế hoạch 2 tháng còn lại năm 2020 là 91 DN (trong đó triển khai xác định và công bố giá trị DN để CPH là 90 DN).
Ảnh minh họa |
Cũng theo Cục Tài chính doanh nghiệp, tiến độ CPH các DN còn chậm, những đơn vị còn nhiều DN thuộc danh sách phải thực hiện CPH trong năm 2020 là: Thành phố Hà Nội CPH 13 DN, chiếm 14% kế hoạch; Thành phố Hồ Chí Minh CPH 38 DN, chiếm 40% kế hoạch; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN CPH 6 DN; Bộ Công thương CPH 4 DN; Bộ Xây dựng CPH 2 tổng công ty.
Về tình hình thoái vốn, báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, trong tháng 10/2020, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thoái vốn tại 2 DN với giá trị 26 tỷ đồng, thu về 73,5 tỷ đồng. Trong 10 tháng năm 2020 đã thoái được 925,6 tỷ đồng, thu về 1.918,5 tỷ đồng.
Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 – tháng 10/2020 đạt 25.695 tỷ đồng, thu về 172.990,7 tỷ đồng. Trong đó, thoái vốn nhà nước tại 102 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 4.964 tỷ đồng, thu về 9.643 tỷ đồng (đạt 29% về số lượng và 8% về giá trị so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Thoái vốn nhà nước tại các DN ngoài danh mục theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg là 3.785 tỷ đồng, thu về 110.392 tỷ đồng (bao gồm khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco). Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện thoái 16.945 tỷ đồng, thu về 52.954 tỷ đồng.
Báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp cũng cho biết, theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội, trong giai đoạn 2016 – 2020, nguồn thu từ CPH nộp về ngân sách nhà nước để phục vụ đầu tư trung và dài hạn là 250.000 tỷ đồng. Trong 10 tháng năm 2020 đã chuyển 6.500 tỷ đồng; lũy kế từ năm 2016 đến 10/2020, đã chuyển 211.500 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN vào ngân sách nhà nước (chiếm 85% kế hoạch), năm 2020 còn phải chuyển 38.500 tỷ đồng từ Quỹ vào ngân sách nhà nước.
Theo đánh giá của Cục Tài chính doanh nghiệp, tình hình CPH, thoái vốn trong giai đoạn 2016 - 2019 và 10 tháng năm 2020 là chậm, do đó việc triển khai thực hiện CPH, thoái vốn đối với các DN theo kế hoạch trong 2 tháng còn lại năm 2020 là khó khả thi./.
Diệu Thiện