当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【bdkq nha】Luật sư lên tiếng vụ thí sinh quay clip

Liên quan đến việc xử lý thế nào với thí sinh ở Bắc Giang quay cảnh tiêu cực trong phòng thi,ậtsưlêntiếngvụthíbdkq nha nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ nên cảnh cáo, nhắc nhở em này thôi.

Trên báo Dân Trí, luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư TP Hà Nội. phân tích, việc quay cóp của thí sinh trong phòng thi và việc Hội đồng coi thi làm việc không nghiêm túc là câu chuyện của người lớn. Đây là vấn đề đã tồn đọng từ nhiều năm nay của ngành giáo dục và là vấn đề gây nhức nhối cho toàn xã hội chúng ta.

Clip quay cảnh “quay cóp” của thí sinh tại phòng thi  - Ảnh: chụp từ clip
Clip quay cảnh “quay cóp” của thí sinh tại phòng thi - Ảnh: chụp từ clip

Việc xử lý những người tố cáo việc làm tiêu cực không phải là giải pháp để giải quyết được tận gốc vấn đề tồn đọng trong xã hội từ nhiều năm nay. Mặt khác việc làm này sẽ không khuyến khích được mọi người tích cực tố giác những việc làm sai trái.

Đành rằng thí sinh cũng có vi phạm quy chế thi nhưng theo tại thời điểm này chúng ta nên tập trung vào việc xử lý những vi phạm những thiếu sót trong việc tổ chức thi cử. Nếu chúng ta xử lý thí sinh đã quay clip này mà không xem xét sự việc trên nhiều phương diện, nhiều khía cạnh thì dễ làm cho xã hội hiểu lầm là trù dập người đã dũng cảm tố cáo. Đi ngược lại những phong trào: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Nếu được đánh giá về công và tội của thí sinh này đánh giá công của em là 9 phần, tội chỉ là 1 phần.

Trên báo Thanh Niên, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường phổ thông Lương Thế Vinh, Hà Nội đưa ra ý kiến: “Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng “không thể dùng biện pháp tiêu cực để chống tiêu cực”. Tôi lấy ví dụ, ai cũng biết vượt đèn đỏ là vi phạm luật giao thông, nhưng nếu tôi vượt đèn đỏ để đuổi theo một tên cướp, giành lại đồ để trả cho người bị hại thì lúc đó công an có bắt tôi phải chịu phạt vì vượt đèn đỏ hay phải cảm ơn tôi?”.

Ông giải thích thêm: “Nói như vậy để thấy rằng, trong những hoàn cảnh không có lựa chọn nào khác thì những người dũng cảm buộc phải chọn một hành vi tiêu cực nhỏ để phanh phui, đưa ra ánh sáng những tiêu cực lớn hơn rất nhiều. Tôi đồng ý là em học sinh quay những đoạn phim phản ánh tiêu cực trong phòng thi ở Bắc Giang là vi phạm quy chế thi, nhưng việc cần làm không phải là nhấn mạnh vào chi tiết em đó có vi phạm hay không và phải xử lý như thế nào. Việc cần làm ngay là phải làm rõ hành vi vi phạm, trách nhiệm để xảy ra vụ việc của từng người trong vụ việc này và có biện pháp xử lý nghiêm túc”.

Cùng quan điểm với PGS Cương, ông Trịnh Ngọc Thạch, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh về sự dũng cảm của thí sinh. Ông cho rằng: “Quay hình ảnh tiêu cực bằng máy quay thì rõ ràng người mang vào cũng có lỗi. Tuy nhiên, để người ta mang cái gì vào phòng thi cũng được như vậy thì là lỗi của hội đồng thi và nếu xử lý lỗi của thí sinh thì cũng phải xử lý lỗi của hội đồng thi đó. Tôi cũng đồng ý rằng, có cách khác để phản ánh tiêu cực, ví dụ xin gặp trực tiếp lãnh đạo hội đồng coi thi, thanh tra thi ở đó để phản ánh... Nhưng trong bối cảnh cả hội đồng thi đều “phối hợp” với nhau để tiêu cực diễn ra như vậy thì chắc hẳn họ không có niềm tin bằng việc phản ánh “miệng” như vậy và phải tìm cách để có bằng chứng. Họ đành phải lén mang thiết bị quay vào để ghi lại hình ảnh gian lận. Bản thân thí sinh đó trong trường hợp này tôi đánh giá là dũng cảm vì đã dám quay, dám công khai tố giác mặc dù biết rằng có thể họ sẽ bị ảnh hưởng, bị xử lý kỷ luật”.

Phương Đông (tổng hợp)

分享到: