当前位置:首页 > La liga

【thứ hạng của atlante】3 tỉnh tại Việt Nam có cúm gia cầm A/H5N8

Triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát phòng,ỉnhtạiViệtNamcócúmgiacầthứ hạng của atlante chống bệnh Cúm gia cầm
Thủ tướng chỉ thị quyết liệt phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Dịch cúm gia cầm: Tiêu hủy hơn 130.000 con gia cầm
3 tỉnh tại Việt Nam có cúm gia cầm A/H5N8
Tại Việt Nam, trong thời gian tới, nguy cơ dịch cúm gia cầm A/H5N8 lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao . Nguồn: Internet

Trong tháng 6/2021, Việt Nam lần đầu tiên phát hiện được chủng vi rút cúm gia cầm A/H5N8 trên gia cầm.

Cụ thể, tại tỉnh Hòa Bình, ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 xảy ra trên đàn gia cầm 5.000 con của một hộ chăn nuôi tại xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy.

Tại tỉnh Cao Bằng, ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 xảy ra trên đàn gia cầm 175 con của hộ một hộ chăn nuôi tại phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng.

Tỉnh Quảng Ninh cũng vừa phát hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 xảy ra trên đàn gia cầm 2.000 con của một hộ chăn tại xã Vũ Oai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Các địa phương đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm mắc bệnh tại các hộ chăn nuôi nêu trên và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định; đến nay không xuất hiện thêm ổ dịch mới.

Tính đến tháng 6/2021, tổng cộng đã có 64 quốc gia, vùng lãnh thổ báo cáo phát hiện chủng vi rút cúm gia cầm A/H5N8. Từ đầu năm 2021 đến nay, trên thế giới có tổng cộng 2.757 ổ dịch do chủng vi rút cúm gia cầm A/H5N8 gây ra, chiếm gần 70% trong tổng số các ổ dịch cúm gia cầm do các chủng vi rút khác nhau gây ra tại hàng chục quốc gia.

Đáng chú ý, trong tháng 2/2021, có 7 người tại Liên bang Nga được xác định nhiễm vi rút cúm A/H5N8 với các triệu chứng nhẹ (theo Tổ chức Y tế thế giới, đến nay chưa có bằng chứng về vi rút cúm gia cầm A/H5N8 lây từ người sang người).

Tại Việt Nam, trong thời gian tới, nguy cơ dịch cúm gia cầm A/H5N8 lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao do vi rút cúm gia cầm A/H5N8 lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây nhiễm.

Để khoanh vùng, khống chế các ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8, ông Long cho biết, Cục Thú y tiếp tục cử các đoàn công tác đến các địa phương có nguy cơ cao để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra và hỗ trợ triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Đồng thời, Cục đã và đang tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm A/H5N8.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp đã sản xuất, cung ứng 340,3 triệu liều vắc xin cúm gia cầm. Hiện, trong kho của các doanh nghiệp đang còn 121,4 triệu liều; dự kiến sản xuất, nhập khẩu đến cuối năm 2021 là 262,8 triệu liều, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu cho công tác phòng bệnh, tiêm phòng bao vây chống dịch.

Trong đó, các loại vắc xin phòng bệnh do chủng vi rút cúm gia cầm A/H5N6 gây ra và có thể sử dụng để phòng bệnh do chủng virus cúm gia cầm A/H5N8.

"Cục Thú y cũng đã hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm 4 loại vắc xin cúm gia cầm thế hệ mới và vắc xin phòng chủng vi rút cúm gia cầm A/H5N8, dự kiến trong tháng 8/2021 sẽ hoàn thành và sẽ xem xét, cho phép lưu hành”, ông Nguyễn Văn Long nói.

Trước tình hình ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 có nguy cơ lây lan diện rộng, Bộ NN&PTNT vừa có công điện khẩn đề nghị các địa phương có ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 chưa qua 21 ngày, hoặc địa phương phát hiện gia cầm có kết quả dương tính với vi rút cúm A/H5N8 cần xử lý tiêu hủy gia cầm, công bố dịch và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tổ chức điều tra xác định nguyên nhân, nguồn lây nhiễm để xử lý kịp thời, hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch.

Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các địa phương rà soát, tổ chức tiêm vắc xin cúm gia cầm phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn có nguy cơ; hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; quyết liệt ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật.

分享到: