Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh. |
Để phù hợp với quy định của Đảng,Đềnghịgiữnguyênbamứctínnhiệmmộtnhiệmkỳlấyphiếumộtlầverona đấu với salernitana thể chế hóa Quy định số 96-QĐ/TW, Ban công tác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đề nghị được giữ nguyên nhiều quy định về lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.
Chiều 9/6 Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn sửa đổi (Dự thảo).
Trước đó, như Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vnđã đưa tin, thảo luận tại tổ về dự thảo này, đại biểu còn nhiều chiều quan điểm về lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo, hệ quả với người tín nhiệm thấp…
Ngày 8/6, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đã ký báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình bước đầu ý kiến tại tổ về dự thảo.
Thảo luận tại tổ, có ý kiến đề nghị sửa đổi về trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm, bổ sung người nghỉ công tác 6 tháng không vì lý do sức khỏe, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người bị kỷ luật Đảng; đối với người có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu và thông báo nghỉ hưu vẫn tiến hành lấy phiếu tín nhiệm; bổ sung từ “liên tục” vào trường hợp người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo, cụ thể: “…không điều hành công tác từ 6 tháng liên tục trở lên…”. Có ý kiến khác đề nghị không quy định về trường hợp nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo.
Ban Công tác đại biểu hồi âm là hiện nay, đối tượng lấy phiếu tín nhiệm quy định trong dự thảo Nghị quyết được xây dựng trên cơ sở thể chế hóa Quy định số 96-QĐ/TW của Bộ Chính trị và kế thừa quy định của Nghị quyết số 35/2012/QH13, Nghị quyết 85/2014/QH13 đã được thực hiện có hiệu quả qua nhiều kỳ lấy phiếu tín nhiệm, được Nhân dân và cử tri đánh giá cao.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị quyết quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên để đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Do đó, Ban Công tác đại biểu đề nghị Quốc hội cho phép giữ như quy định tại dự thảo Nghị quyết.
Về ý kiến cho rằng, nêntổ chức lấy phiếu tín nhiệm 2 lần trong một nhiệm kỳ, Ban Công tác đại biểu nêu, Quy định trong dự thảo Nghị quyết đang được xây dựng để phù hợp với quy định của Đảng, thể chế hóa Quy định số 96-QĐ/TW, bảo đảm thực hiện thống nhất với việc lấy phiếu tín nhiệm trong toàn hệ thống chính trị nói chung. Nghị quyết số 85/2014/QH13 cũng quy định thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm 1 lần vào năm thứ 3 - năm giữa nhiệm kỳ. Do đó, Ban Công tác đại biểu đề nghị Quốc hội cho phép giữ quy định tại dự thảo Nghị quyết.
Có ý kiến đề nghị không quy định việc cho phép từ chức khi người được lấy phiếu tín nhiệm có trên 50% đến dưới 2/3 tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp; ý kiến khác đề nghị cho phép người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu trở lên đánh giá tín nhiệm thấp được xin từ chức; quy định việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm có khoảng 30 -35% đánh giá tín nhiệm thấp.
Ban Công tác đại biểu giải thích, các quy định về tỷ lệ phiếu đánh giá tín nhiệm thấp và hệ quả kèm theo trong dự thảo Nghị quyết được xây dựng trên cơ sở Quy định số 96-QĐ/TW. Do đó, để bảo đảm tính tương đồng giữa hệ quả lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội, Hội đồng nhân dân với lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng, Ban Công tác đại biểu đề nghị Quốc hội cho phép giữ quy định tại dự thảo Nghị quyết.
Cũng tại thảo luận tổ, có đại biểu đề nghị làm rõ hệ quả của việc bỏ phiếu tín nhiệm, đặc biệt là trường hợp tỷ lệ phiếu không tín nhiệm dưới mức 50%; bổ sung quy định cho phép từ chức đối với người có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá không tín nhiệm; quy định người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá không tín nhiệm thì xem xét miễn nhiệm ngay tại kỳ họp đó mà không chờ đến kỳ họp sau.
Theo Ban Công tác đại biểu thì các quy định trong dự thảo Nghị quyết về hệ quả đối với người được bỏ phiếu tín nhiệm đã được cân nhắc kỹ để bảo đảm tương ứng, phù hợp với hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm. Cụ thể là người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức, trường hợp không xin từ chức thì tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.
Như vậy, người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm đã có cơ hội xin từ chức sau khi lấy phiếu tín nhiệm, do vậy, không tiếp tục quy định việc xin từ chức sau khi bỏ phiếu tín nhiệm.
Bên cạnh đó, việc quy định xem xét miễn nhiệm ngay tại kỳ họp đó hoặc vào kỳ họp gần nhất là để bảo đảm tính linh hoạt và phù hợp với thực tiễn hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, bảo đảm thời gian cần thiết để thực hiện các quy trình về nhân sự.
Có ý kiến đề nghị quy định 2 mức độ tín nhiệm trong lấy phiếu tín nhiệm; bổ sung quy định về thời hạn công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Về nội dung này, Ban Công tác đại biểu cho rằng, mức độ tín nhiệm trong dự thảo Nghị quyết được thể hiện theo 3 mức (tín nhiệm cao - tín nhiệm - tín nhiệm thấp) là để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với Quy định số 96-QĐ/TW. Đối với các nội dung về thời hạn công khai kết quả lấy phiếu, Ban Công tác đại biểu sẽ nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý.