会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bongda info com】Chờ đợi công nghiệp hỗ trợ!

【bongda info com】Chờ đợi công nghiệp hỗ trợ

时间:2025-01-10 15:18:46 来源:88Point 作者:La liga 阅读:127次

cho doi cong nghiep ho tro

Ông đánh giá như thế nào về triển vọng của khu vực đầu tư FDI trong nửa cuối năm 2016?ờđợicôngnghiệphỗtrợbongda info com

Tôi cho rằng, trong nửa cuối năm 2016, cùng với số dự án mới, các dự án tăng thêm vốn đầu tư sẽ giúp khu vực này hoàn thành thậm chí vượt mức số vốn đầu tư theo mục tiêu đặt ra. Lý do là vì, 6 tháng đầu năm 2015 thu hút FDI đạt rất thấp, bằng khoảng 1/3 cả năm, nhưng đến cuối năm thu hút FDI đạt khá cao và kết quả đã thu hút được 24 tỷ USD. 6 tháng đầu năm nay chúng ta thu hút được 11,25 tỷ USD, thời điểm này được 13 tỷ USD, trong khi đó thông thường cuối năm các dự án bao giờ cũng tăng. Năm 2015, dù mọi người khá bi quan với đầu tư nước ngoài, nhưng qua quan sát động thái chung, những lợi thế về hội nhập cũng như lợi thế của phát triển hạ tầng, Hiệp hội đưa ra dự báo năm 2015 sẽ đạt và vượt chỉ tiêu và kết quả là đã vượt chỉ tiêu. Năm nay vẫn theo đà của năm 2015, tôi tin đầu tư nước ngoài sẽ tăng so với năm 2015. Bên cạnh đó, thời gian qua có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ với hàm lượng công nghệ cao, đó là tín hiệu đáng mừng cho đầu tư nước ngoài.

Ông đánh giá như thế nào về thu hút FDI thông qua kênh mua bán sáp nhập (M&A)?

Theo tôi đây là xu hướng chung và xu hướng này đang dần tốt lên. Hiện nay kênh thu hút M&A từ các nước Đông Nam Á đang rất mạnh mẽ, nhưng tôi cho rằng trong thời gian tới nếu mối quan hệ của Việt Nam với các nước khác tốt lên thì kênh đầu tư này từ các nước lớn như Mỹ sẽ vào Việt Nam với số lượng lớn. Tôi đã tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến từ Mỹ, họ rất mong muốn vào mua lại các DN Việt Nam, không chỉ những DN làm ăn thua lỗ mà họ sẵn sàng mua những DN đang làm ăn rất tốt. Đây cũng là kênh đầu tư khá tốt trong thu hút đầu tư nước ngoài. Sắp tới, theo tôi ngoài kênh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài để tạo hiệu ứng lan tỏa, các DN lớn của Việt Nam nên xác định phải làm đầu tàu hỗ trợ cho các DNNVV cùng phát triển.

Mục tiêu thu hút vốn đầu tư có thể đạt được, vậy còn sức lan tỏa của khu vực đầu tư FDI đối với nền kinh tế nói chung, DN Việt Nam nói riêng thì sao, thưa ông?

FDI có đem lại lợi ích gì cho Việt Nam? Ngoài lợi ích về vốn, liệu đầu tư nước ngoài có đem nền công nghệ, thị trường công nghệ của Việt Nam đi lên hay không, đó là việc rất quan trọng. Điều này Chính phủ và các bộ, ngành đã nhìn nhận ra rồi nhưng khi thực hiện có rất nhiều khó khăn. Hiệp hội đã đặt mục tiêu không phải chỉ hỗ trợ các DN FDI, mà quan trọng hơn là mục tiêu hỗ trợ các DN Việt Nam tham gia vào chuỗi liên kết của các DN FDI, tạo ra tính lan tỏa của các dự án FDI, đặc biệt là các dự án của các tập đoàn, công ty có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Lý do là trước đây lợi thế của Việt Nam là thừa lao động, thiếu vốn thì các nhà đầu tư nước ngoài họ vào chủ yếu lắp ráp sau đó XK. Nhưng hiện nay, các DN FDI sẽ không làm việc với DN Việt Nam nếu thấy không có hàm lượng công nghệ. Hiện nay Samsung vào Việt Nam đưa theo rất nhiều DN phụ trợ của họ. Họ yêu cầu rất cao, đòi hỏi DN trong nước phải cạnh tranh được với các DN của họ, giá cả phải tương đương, giao hàng phải chuẩn chất lượng, thiếu một trong các yếu tố đó họ sẽ không lựa chọn. Bản thân DN Samsung rất có thiện chí, có những cam kết với Chính phủ, nhưng đương nhiên giao kết này không có quá nhiều ràng buộc, và thật ra rất khó để bắt họ phải có những ràng buộc.

Hiện nay mỗi năm nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hơn 20 tỷ USD, sau đó họ xuất siêu rất lớn, nhưng trong xuất siêu đó đem lại gì cho Việt Nam thì đó là vấn đề phải nghiên cứu. Các DN Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị công nghệ, sản phẩm, vậy chuỗi giá trị về lợi ích (thuế, tiền lương của người lao động, trình độ công nghệ, quản trị…) Việt Nam được hưởng là bao nhiêu? Rõ ràng phải xem lại tình hình đầu tư nước ngoài trên cơ sở đặt lợi ích, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, chứ không chỉ là tiền thu về.

Theo đánh giá, sức lan tỏa của khu vực FDI nhìn chung còn có những hạn chế. Vậy cần có giải pháp nào nâng cao sức lan tỏa của khu vực này, thưa ông?

Vấn đề này được các hiệp hội nghề nghiệp rất quan tâm và Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng. Đối với các DN trong nước, hiện nay chúng tôi đang thực hiện dự án nâng cao năng lực thương mại của các DNNVV Việt Nam. Bên cạnh đó chúng tôi cũng hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ để hỗ trợ các DNNVV vay vốn ở Quỹ Đổi mới công nghệ với các ưu đãi. Còn đối với sự lan tỏa của các DN FDI vào Việt Nam , tôi cho rằng kênh lan tỏa hữu hiệu nhất, quan trọng, chủ chốt là công nghiệp hỗ trợ. Về vấn đề này, thời gian qua Chính phủ đã ban hành nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tới hơn 70% vốn FDI. Vì thế, nếu làm tốt công nghiệp hỗ trợ thì không những nhiều DN Việt Nam tham gia được chuỗi giá trị mà trình độ công nghệ, quản trị của các DN Việt Nam cũng sẽ được nâng cao. Ví dụ, nếu DN trong nước làm được nhà cung ứng cấp 1 của Samsung thì lúc đó DN có thể còn trở thành nhà cung ứng cấp 1 của Samsung tại nước ngoài cũng như các tập đoàn khác.

Theo tôi, để nâng cao sức lan tỏa, nên có sự cam kết ràng buộc chứ không nên cam kết chung chung, cái này ta nên học hỏi Trung Quốc, vì họ làm rất tốt. Ví dụ, Đức cung cấp cho Trung Quốc công nghệ làm tua bin điện gió, nhà máy tua bin điện gió ở Trung Quốc có quy mô rất lớn và hoàn toàn do người Trung Quốc làm. Họ tận dụng được những gì mà nước ngoài cung cấp cho họ và làm rất chuẩn.

cho doi cong nghiep ho tro
Các DN nội vẫn khó có cửa tham gia vào chuỗi cung ứng của DN FDI Ảnh: S.T

Theo ông, chúng ta cần làm gì để gia tăng giá trị, lợi ích từ thu hút FDI?

Tôi cho rằng có điều đáng tiếc, là thời gian đầu khi các DN FDI vào Việt Nam thì số lượng các công ty liên doanh rất nhiều, nhưng đến nay lượng DN liên doanh này giảm đi. Lý do là khi những DN FDI đầu tiên vào Việt Nam thì hàm lượng thông tin, những vấn đề về chính sách, quan hệ với họ còn rất mù mờ, nên họ dựa nhiều vào người bản địa. Hiện nay, DN FDI tiếp cận đất đai dễ dàng hơn, chính sách minh bạch hơn, thủ tục hành chính thông thoáng hơn, tiếp xúc với cơ quan quản lý và người dân dễ dàng hơn, do đó họ thuê người Việt Nam làm chứ không liên doanh liên kết, do đó người Việt không còn đứng chân trong các DN FDI. Trong khi đó, nếu có người Việt làm lãnh đạo DN liên doanh, và nếu họ có đủ trình độ, năng lực, đạo đức thì sẽ rất có lợi cho Việt Nam, họ sẽ nắm được công nghệ, quản trị DN, học tập được rất nhiều ở DN FDI.

Tôi không nói đây là sai lầm về chính sách, mà là nếu chúng ta có chủ trương, chính sách đào tạo nhân lực có đủ trình độ để đi làm trong các liên doanh thì sẽ tạo ra được đội ngũ làm việc thực sự, lúc đó có thể các DN FDI sẽ vẫn thích làm liên doanh nhiều hơn. Gần đây có nhiều ý kiến của các chuyên gia đề xuất làm sao quay trở lại khuyến khích, tăng cường các công ty liên doanh. Trong báo cáo 6 tháng, các công ty liên doanh có tổng vốn chiếm 1,2 tỷ/11,2 tỷ USD thu hút đầu tư FDI. Tăng được hàm lượng liên doanh sẽ tốt hơn, vì lợi nhuận rõ ràng và chúng ta kiểm soát được việc chuyển giá và muốn vậy phải xây dựng chính sách.

Xin cảm ơn ông!

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM):

“Tính đến cuối năm 2015, cả nước còn 20.069 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký là 281,882 tỷ USD, bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm. Khu vực này chiếm bình quân khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2011 – 2015. Ngay trong 6 tháng đầu năm 2016, FDI vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Như vậy, khu vực FDI đã đóng góp một phần đáng kể và ngày càng quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, kích thích khả năng cạnh tranh của các DN cùng ngành, tạo việc làm cho người lao động, cải thiện trình độ công nghệ và trình độ quản lý trong nước thông qua “tác động tràn”. Bên cạnh đó, DN FDI còn kéo theo nhiều nhà đầu tư vệ tinh giúp phát triển công nghiệp, tăng cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và tiếp cận với thị trường quốc tế của các DN Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế trong nước, đầu tư nói chung và FDI nói riêng đều có thể gây ra những hệ quả về mặt môi trường”.

Ông Nguyễn Anh Dương, Phó trưởng ban Phụ trách Ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM):

“Thu hút FDI vẫn là điểm sáng, tuy nhiên điểm sáng này thời gian qua chưa được nói nhiều do những hệ lụy liên quan đến môi trường của các dự án FDI gây ra như sự cố ở Fomusa… Điều nhận thấy ở đây là con số đăng ký FDI có thể biến động, nhưng con số giải ngân vẫn tăng ổn định. Điều này đặc biệt hơn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như điều chỉnh lãi suất ở Mỹ, sự kiện Brexit ở Anh, dự báo quốc tế cho thấy dòng vốn FDI rút khỏi thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam là khá nhiều trong năm 2016. Theo đó năm 2016 dự báo dòng vốn rút khỏi các nước đang phát triển có thể đạt 350 tỷ USD. Đặt trong bối cảnh đó, việc gia tăng thu hút đầu tư nước ngoài và gia tăng giải ngân là một điểm sáng rất đáng ghi nhận. Thời gian tới, khu vực FDI sẽ có bước tăng trưởng chuyển biến cả về giải ngân, kim ngạch XK. Đây là những lợi thế của khu vực FDI trong thời gian vừa qua và cũng chứng tỏ lợi thế của khu vực này cả về kinh nghiệm, năng lực, quá trình sản xuất, xử lý các biến động của thị trường. Các DN FDI đã tận dụng tốt những lợi thế này để tăng kim ngạch XK và duy trì phát triển. Trong thời gian tới, nếu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU được phê chuẩn thì đầu tư của khu vực FDI vào VIệt Nam sẽ còn tăng tốc hơn nữa”.

Hoài Anh (ghi)

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
  • Sản phụ mang thai 24 tuần tuổi ở Đắk Lắk tử vong do mắc Covid
  • Người thuê trọ chịu giá điện chót vót, Bộ Công Thương nói gì?
  • TP.HCM lý giải nguyên nhân ngừng tiêm vắc xin Covid
  • Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
  • Ba Bộ phối hợp xác thực, quản lý dữ liệu tiêm chủng Covid
  • Philippines mời thầu quốc tế 250.000 tấn gạo trắng
  • Đối tượng có nguy cơ trở nặng khi nhiễm Covid
推荐内容
  • Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
  • Giải cứu nông sản: Đừng là chuyện... dài kỳ
  • Cụ bà 101 tuổi ở Đà Nẵng khỏi Covid
  • Việt Nam tiêm vắc xin Covid
  • Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
  • Bộ Y tế đình chỉ công tác Giám đốc Nguyễn Quang Tuấn, phân công người điều hành BV Bạch Mai