【kết quả giải a úc】Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi: Nghẽn từ đâu?
Thiếu nguồn lực, chậm hỗ trợ
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính đến nay bệnh ASF đã xảy ra ở 40 tỉnh, thành cả nước với ít nhất 1,6 triệu con phải tiêu hủy; khối lượng lợn tiêu hủy đã lên tới 65.000 tấn. Trong số này gồm rất nhiều lợn nái và lợn con được nhân hệ số 1,8 lần, thì số tiền cần hỗ trợ cho người dân ít nhất lên tới trên 3.000 tỷ đồng; đó là chưa tính tới kinh phí chôn lấp, dập dịch, hóa chất tiêu độc, khử trùng.
Để ngăn chặn tình trạng lây lan của dịch bệnh, chính sách hỗ trợ của Nhà nước quy định, với mỗi kg lợn hơi khi tiêu hủy do dịch bệnh được hỗ trợ với định mức 38.000 đồng và nguồn kinh phí được lấy từ ngân sách dự phòng của địa phương. Đây là mức hỗ trợ thấp so với giá thị trường. Tuy nhiên, thực tế nhiều địa phương cho rằng việc bố trí kinh phí gặp nhiều khó khăn do không đủ nguồn lực.
Đơn cử, tỉnh Thái Bình có tới 300.000/900.000 con lợn phải tiêu hủy với kinh phí cần hỗ trợ lên đến 470 tỷ đồng, song đến nay địa phương mới chỉ bố trí được 100 tỷ đồng. Thiếu kinh phí cũng dẫn đến việc triển khai giải ngân vốn hỗ trợ tại các địa phương rất chậm. Hưng Yên là tỉnh xảy ra dịch sớm nhất cả nước, đến nay mới chỉ tổ chức hỗ trợ được cho 68 hộ dân và cả tỉnh mới cấp kinh phí cho công tác phòng chống dịch bệnh được 2,9 tỷ đồng…
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ASF vẫn diễn biến trên diện rộng là do tiền đền bù hỗ trợ tiêu huỷ lợn bệnh chưa đến được với người dân kịp thời, dẫn đến tình trạng có người dân bán chạy lợn bệnh.
Trước đó, tại một hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh ASF do Bộ NN&PTNT tổ chức, các địa phương đã cho rằng, không chỉ mức giá hỗ trợ hiện thấp hơn so với giá thị trường mà thủ tục hỗ trợ còn vướng vì quy định người chăn nuôi phải đăng ký và có xác nhận của chính quyền. Nhưng thực tế các nội dung này không khả thi, vì hiện cả nước có 14 triệu hộ chăn nuôi quy mô nông hộ, 10.000 trang trại chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư và hầu hết các hộ chăn nuôi không khai báo, đăng ký khi nuôi lợn. Chính thủ tục hỗ trợ mất nhiều thời gian, người dân bán chạy lợn bệnh, lợn nghi bệnh, không báo cho chính quyền và cơ quan thú y.
Không những vậy, các địa phương còn cho rằng, kinh phí hỗ trợ cho lực lượng chống dịch quá ít, khoảng 100.000 đồng/người/ngày, quá thấp so với công thợ hồ. Điều này cũng dẫn đến tình trạng ngại hoặc không tham gia triển khai các hoạt động phòng, chống, nhất là khi cần phải thực hiện trong thời gian dài.
Trục lợi, xử lý như thế nào?
Bên cạnh khó khăn về nguồn lực, Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, một nguyên nhân khiến bệnh ASF lây lan không kiểm soát được là do nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc phòng, chống bệnh ASF, còn chủ quan, lơ là, nhiều nơi bỏ mặc người dân tự tiêu hủy lợn bệnh như tại Bắc Ninh, Thái Bình hoặc để người dân vứt lợn ra kênh bừa bãi tại Thái Nguyên, Bắc Giang, Thái Bình. Bên cạnh đó, lực lượng thú y cơ sở quá mỏng do bị sát nhập trong thời gian qua, việc này làm cho nguồn lực bị hạn chế khi chống dịch...
Đặc biệt, tại nhiều nơi đã xuất hiện tình trạng gian lận trong quá trình tiêu huỷ lợn bệnh để tranh thủ "trực lợi" tiền ngân sách nhà nước, gây bức xúc dư luận. Để xử lý vấn đề này, mới đây Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã ký văn bản yêu cầu Hải Dương kiểm tra nội dung trên. Đồng thời, xử lý nghiêm trường hợp trục lợi từ việc tiêu huỷ lợn bệnh (nếu có). Sau đó Bộ NN&PTNT đã có văn bản đề nghị 63 tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không đảm bảo an toàn làm lây lan dịch bệnh, các trường hợp che giấu, không khai báo kịp thời hoặc gian lận khai báo lợn mắc bệnh phải tiêu huỷ nhằm trục lợi...
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, để phòng, chống bệnh ASF, người dân, doanh nghiệp, địa phương... cần phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh ASF một cách hiệu quả. Các địa phương phải quan tâm, sát sao hơn nữa, rà soát lại toàn bộ tình hình dịch bệnh để có phương án hiệu quả. Bên cạnh đó, tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền cho người dân hiểu được mức nguy hiểm của bệnh dịch này, tránh tình trạng vứt xác lợn ra môi trường, không bán tháo lợn bệnh...
Phúc Nguyên
(责任编辑:La liga)
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Tùng Dương hát cùng 4 nam ca sĩ trẻ, muốn lan tỏa năng lượng tươi mới
- ·Soi kèo góc Ipswich vs Bournemouth, 21h00 ngày 8/12
- ·17 anh tài chiến thắng, Cường Seven là thủ lĩnh "Gia tộc toàn năng"
- ·Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- ·Israel lập "vùng an ninh" trong lãnh thổ Syria
- ·Tường San vượt Hương Giang về số lượng giải, nhận "mưa" lời khen từ fan
- ·Lễ thắp sáng ngôi làng Giáng sinh mở màn mùa lễ hội tại GEM Center
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·NSND Minh Châu kể kỷ niệm đóng phim "Cu li không bao giờ khóc"
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Ấn tượng "Hành trình hồi sinh" của nghệ sĩ Lưu Hồng Quang
- ·Công ty của tỷ phú Warren Buffett kiếm tiền thế nào?
- ·Khám phá sự kiện thời trang công nghệ của UNIQLO lần đầu tổ chức tại Hà Nội
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·"Quý ông độc thân quyến rũ" xứ Hàn làm bố ở tuổi 51 nhưng không kết hôn
- ·Bộ Văn hóa đề xuất phương án phục hồi ngôi chùa 800 tuổi bị cháy ở Phú Thọ
- ·Bóng hồng của dàn "Táo quân": Người giữ tiền, người lọt top hoa hậu
- ·Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
- ·Cam kết tại COP26: Một cam kết mạnh mẽ, Việt Nam thay đổi hoàn toàn