Hải quan Hà Nội tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi xuất nhập khẩu Hải quan Hà Nội đối thoại với doanh nghiệp về chính sách hàng gia công,ảiquanHàNộiTrảlờithấuđáovướngmắccủadoanhnghiệpgiacôngsảnxuấtxuấtkhẩuchếxuấkết quả giải vô địch hạng 2 victoria úc sản xuất xuất khẩu Hải quan Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển nguồn thu Nhiều thách thức trong phòng, chống ma túy qua đường chuyển phát nhanh, bưu chính |
| Hoạt động nghiệp vụ của công chức Cục Hải quan Hà Nội. Ảnh: N.Linh |
Mới đây Cục Hải quan Hà Nội đã nắm bắt và trả lời nhiều câu hỏi của doanh nghiệp xoay quanh vấn đề thủ tục hải quan, báo cáo quyết toán, cơ sở sản xuất... của loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất. Theo Công ty TNHH Nikon Plast Việt Nam, trong quá trình sản xuất, công ty sử dụng một số loại vật tư tiêu hao, trong trường hợp này công ty có cần xây dựng định mức cho các loại vật tư này không và đưa vào phần nào trong báo cáo quyết toán? Trả lời vấn đề này, Cục Hải quan Hà Nội cho biết, căn cứ theo Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC và hướng dẫn tại Mẫu 16 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm; định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan Hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư. Như vậy công ty phải xây dựng định mức đối với vật tư tiêu hao và thể hiện trên báo cáo quyết toán, trường hợp không xây dựng được định mức thì công ty ghi chú cụ thể. Liên quan đến vấn đề thủ tục hải quan, Công ty TNHH Novotech phản ánh: năm 2023, kho đã cấp một lượng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên do sản phẩm mới sản xuất thử nên không tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh mà chỉ tạo ra bán thành phẩm lỗi, hỏng. Sau đó công ty dừng sản xuất sản phẩm đó do đối tác hủy đặt hàng. Công ty TNHH Novotech hỏi: với trường hợp trên khi xử lý phế liệu thì lượng bán thành phẩm lỗi, hỏng của sản phẩm đó có được coi là phế liệu trong sản xuất hay không? Về vấn đề này, Cục Hải quan Hà Nội phân tích: Căn cứ khoản 35 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì “phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,...) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu”. Do đó, theo Cục Hải quan Hà Nội, doanh nghiệp cần căn cứ quy định để xác định chính xác sản phẩm lỗi, hỏng có phải là phế liệu hay không. Liên quan đến cơ sở sản xuất, Công ty cổ phần X20 đề nghị cơ quan Hải quan tháo gỡ vướng mắc: doanh nghiệp có cơ sở sản xuất đã được kiểm tra và có kết luận cơ sở sản xuất. Nếu doanh nghiệp đi gia công lại toàn bộ tại 3 đơn vị khác nhau, mỗi đơn vị nhận gia công một công đoạn như: cắt, may, thêu. Trong trường hợp này doanh nghiệp có phải để nghị kiểm tra cơ sở sản xuất cả 3 đơn vị gia công lại không? Về vấn đề này, theo Hải quan Hà Nội, tại tiết c điểm 1 khoản 17 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 39 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia công, sản xuất, các trường hợp kiểm tra gồm: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để gia công cho thương nhân nước ngoài nhưng thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công lại toàn bộ hợp đồng gia công”. Như vậy, trường hợp này, doanh nghiệp đã mang toàn bộ hàng hóa nhập khẩu đi gia công lại và thuê tổ chức cá nhân khác gia công lại toàn bộ hợp đồng, nên các cơ sở gia công lại đó đều cần được kiểm tra. Liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ, Công ty TNHH TOTO Việt Nam hỏi về việc sử dụng C/O trong trường hợp khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển đổi từ đối tượng miễn thuế sang đối tượng chịu thuế qua kiểm tra sau thông quan. Cụ thể, tại thời điểm mở tờ khai ban đầu, chẳng hạn tháng 5/2023, doanh nghiệp chưa có C/O do doanh nghiệp không yêu cầu đối tác phát hành. Tại thời điểm thay đổi mục đích sử dụng hoặc kiểm tra sau thông quan, chẳng hạn tháng 2/2024, doanh nghiệp yêu cầu đối tác phát hành C/O cho lô hàng (C/O cấp sau). Vậy doanh nghiệp có được sử dụng C/O cấp tại thời điểm thay đổi mục đích sử dụng hoặc thời điểm kiểm tra sau thông quan để hưởng ưu đãi thuế đặc biệt hay không? Trả lời vấn đề này, Cục Hải quan Hà Nội cho biết, doanh nghiệp vẫn được bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển từ đối tượng miễn thuế sang đối tượng chịu thuế qua kiểm tra sau thông quan với điều kiện chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu, trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. |