【lịch bóng đá indonesia】Phương án Chính phủ trình về vốn đầu tư công trung hạn khó khả thi

Cúp C2 2025-01-11 12:33:48 971
phuong an chinh phu trinh ve von dau tu cong trung han kho kha thiĐẩy mạnh thu ngân sách bù đắp thiếu hụt vốn đầu tư công trung hạn
phuong an chinh phu trinh ve von dau tu cong trung han kho kha thiĐã giao 360.117 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công 2019
phuong an chinh phu trinh ve von dau tu cong trung han kho kha thiThu hồi vốn chương trình mục tiêu của kế hoạch năm 2019 chưa phân bổ
phuong an chinh phu trinh ve von dau tu cong trung han kho kha thi
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra

Trong phiên họp sáng nay,ươngánChínhphủtrìnhvềvốnđầutưcôngtrunghạnkhókhảlịch bóng đá indonesia 29/5, sau khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc phân bổ dự phòng chung vốn ngân sách Trung ương (NSTW) trong nước còn lại và 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn 2016-2020; bổ sung danh mục dự án mới từ nguồn điều chỉnh nội bộ và dự phòng 10% tại bộ, ngành, địa phương và một số nội dung liên quan đến việc giao KHĐTCTH giai đoạn 2016-2020, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã trình bày báo cáo thẩm tra nội dung nêu trên.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải nêu rõ, về xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn: Tại Tờ trình số 110/TTr-CP, Tờ trình số 180/TTr-CP và Báo cáo số 178/BC-CP trình Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và Tờ trình Quốc hội số 210/TTr-CP ngày 19/05/2019, Chính phủ đề xuất sử dụng toàn bộ số vốn dự phòng, tổng số vốn KHĐTCTH đầu tư nguồn NSTW là 1.120 nghìn tỷ đồng.

Số vốn có thể cân đối được trong dự toán hằng năm trong cả giai đoạn 2016-2020 khoảng 964,95 nghìn tỷ đồng. Số chênh lệch khoảng 155.050 tỷ đồng, bằng 13,84% tổng số vốn NSTW của KHĐTCTH là phần thiếu hụt so với khả năng cân đối vốn hàng năm.

Chính phủ cho rằng số vốn dự phòng chung NSTW chỉ là nguồn vốn kế hoạch, không phải nguồn vốn cân đối ngân sách hằng năm nên đề nghị cho phép phân bổ kế hoạch.

Để giải quyết phần thiếu hụt khả năng cân đối vốn, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thu ngân sách, chủ động rà soát, sắp xếp, điều chỉnh hợp lý KHĐTCTH, hàng năm và tiến độ thực hiện các dự án, bổ sung thêm nguồn vốn ưu tiên chi cho đầu tư từ các nguồn dự phòng NSTW hằng năm, tăng thu, tiết kiệm chi (nếu có)... để thực hiện.

Phần còn lại nếu không bù đắp được sẽ tiếp tục cân đối bằng kế hoạch đầu tư vốn NSTW hàng năm của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nhằm bảo đảm quá trình đầu tư công được liên tục.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 71/2018/QH14 của Quốc hội (Nghị quyết 71): “Các dự án được bố trí vốn dự phòng chung nguồn NSTW phải bảo đảm nguyên tắc cân đối được nguồn trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm”.

Do vậy, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng có thể thống nhất với đề xuất của Chính phủ về việc chủ động rà soát, sắp xếp, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm phù hợp với tiến độ thực hiện các dự án và sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi (nếu có)… để bổ sung thêm nguồn bù đắp thiếu hụt khả năng cân đối vốn.

Tuy nhiên, với thực tế cân đối nguồn vốn như số liệu Chính phủ trình, việc cân đối đủ nguồn vốn để bố trí cho nhu cầu là rất khó khăn. Nếu phân bổ sẽ phải tìm nguồn cân đối bổ sung có tính khả thi để không gây áp lực đến cân đối ngân sách, tránh dàn trải, nhiều công trình dở dang phải chuyển sang giai đoạn sau.

Một số ý kiến cho rằng, phương án Chính phủ trình là khó khả thi, khả năng cân đối vốn là khó khăn dẫn đến không phù hợp với Nghị quyết 71 (không bảo đảm nguyên tắc cân đối được nguồn trong dự toán hàng năm), đồng thời đề nghị Chính phủ cần đánh giá rõ nếu Quốc hội cho phép thực hiện theo đề xuất của Chính phủ thì số kế hoạch chuyển sang giai đoạn tiếp theo cần cụ thể là bao nhiêu dự án, với tổng số vốn như thế nào.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải: Do thời gian của KHĐTCTH còn lại không nhiều, nhu cầu bổ sung vốn KHĐTCH rất lớn trong khi đó việc xác định nguồn bù đắp thiếu hụt khả năng cân đối vốn tùy thuộc và thực tế nguồn tăng thu và điều chỉnh cụ thể KHĐTCTH, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính Ngân sách kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ rà soát, hoàn thiện phương án phân bổ nguồn vốn dự phòng chung KHĐTCTH, quyết định danh mục và chịu trách nhiệm về việc phân bổ trên nguyên tắc đảm bảo cân đối nguồn vốn hàng năm, bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, không để nợ đọng xây dựng cơ bản…; giao Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán việc sử dụng nguồn vốn dự phòng chung của KHĐTCTH báo cáo Quốc hội.

Một số ý kiến cho rằng việc giao Chính phủ tự quyết định danh mục và tự chịu trách nhiệm về việc phân bổ là không phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, hơn nữa hiện nay chưa có chế tài xử lý trong trường hợp phân bổ kế hoạch vốn dàn trải, thiếu hiệu quả; đề nghị giao Chính phủ chuẩn bị phương án để trình Quốc hội xem xét, quyết định hoặc giao UBTVQH quyết định vì Chính phủ là cơ quan chấp hành các quyết định của Quốc hội và chịu trách nhiệm tổ chức thi hành.

Về một số nội dung liên quan đến việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020: Tại Tờ trình số 283/TTr-CP, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép bổ sung các dự án mới sử dụng nguồn vốn từ điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn và dự phòng 10% tại các bộ, ngành, địa phương vào danh mục dự án của KHĐTCTH giai đoạn 2016-2020, bổ sung một số dự án sử dụng vốn nước ngoài vào KHĐTCTH.

Về nội dung này, Ủy ban Tài chính Ngân sách đã có Báo cáo thẩm tra số 1482/BC-UBTCNS14. Theo đó, một số ý kiến cho rằng, việc bố trí 15.478,22 tỷ đồng cho 293 dự án mới chưa có trong danh mục KHĐTCTH là chưa hợp lý vì với mức vốn thấp so với tổng mức đầu tư (trung bình khoảng 52,8 tỷ đồng/dự án), dễ dẫn đến dàn trải, gây áp lực đến việc cân đối nguồn lực giai đoạn sau. Do đó, Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ rà soát, bố trí kế hoạch vốn hợp lý, tránh dàn trải.

Ủy ban Tài chính Ngân sách kiến nghị với Quốc hội, đối với nguồn vốn dự phòng chung NSTW nguồn vốn trong nước còn lại, nguồn vốn từ điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn, nguồn dự phòng 10% để lại tại bộ, ngành, địa phương của KHĐTCTH giai đoạn 2016-2020 và bổ sung KHĐTCTH vốn nước ngoài giai đoạn 2016-2020: Trình Quốc hội giao Chính phủ chịu trách nhiệm rà soát lại danh mục, thủ tục đầu tư, phương án phân bổ, giao vốn bổ sung cho các bộ, ngành, địa phương và các dự án, trên nguyên tắc đảm bảo cân đối được nguồn ngân sách hằng năm.

Theo Ủy ban Tài chính Ngân sách, điều quan trọng là phải bố trí được trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, không để nợ đọng xây dựng cơ bản, đảm bảo quản lý, sử dụng vốn hiệu quả, đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị quyết và Văn bản của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Tài chính Ngân sách, báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại Kỳ họp thứ 10…

本文地址:http://app.marimbapop.com/html/912f798821.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh

Thẩm phán ngày càng tin dùng trợ lý ảo pháp luật sau những bỡ ngỡ ban đầu

Đánh giá iPhone 15 và 15 Pro: có đáng mua?

Trung tâm IOC Quảng Trị hoạt động hiệu quả

Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết

Doanh nghiệp thép không gỉ gửi kiến nghị tới Thủ tướng

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số

Kiên Giang đưa lợi ích công nghệ số gắn với người cao tuổi

友情链接