Thể thao

【nhận định kèo arsenal hôm nay】Đề xuất nhiều chính sách đặc thù cho vùng Đông Nam bộ

字号+ 作者:88Point 来源:Cúp C1 2025-01-10 16:07:46 我要评论(0)

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: CTVĐẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương Báo cáo về kế hoạch triển k nhận định kèo arsenal hôm nay

Đề xuất nhiều chính sách đặc thù cho vùng Đông Nam bộ
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: CTV

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương

Báo cáo về kế hoạch triển khai hoạt động hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho rằng, việc Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ thể hiện sự quan tâm sâu sắc của người đứng đầu Chính phủ đối với vùng Đông Nam bộ, một vùng kinh tế động lực, một cực tăng trưởng quan trọng bậc nhất của cả nước, nhằm nhanh chóng cụ thể hóa các nghị quyết của Bộ Chính trị, chương trình hành động của Chính phủ để đạt các mục tiêu phát triển đã đề ra của vùng.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù có tính đột phá, vượt trội để đẩy mạnh phát triển vùng, thúc đẩy liên kết vùng tương tự như một số cơ chế, chính sách thí điểm của TP. Hồ Chí Minh đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Đề xuất nhiều chính sách đặc thù cho vùng Đông Nam bộ
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: CTV

Theo bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, để phát huy hiệu quả vai trò của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ trong thúc đẩy liên kết vùng để đạt được các mục tiêu phát triển chung, Bộ KH&ĐT đã dự thảo kế hoạch hoạt động của Hội đồng vùng trong 6 tháng cuối năm 2023. Trong đó, phân công cho 11 bộ, ngành 42 nhiệm vụ và mỗi địa phương 3 nhiệm vụ, đề nghị các bộ, UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục cập nhật, bổ sung và tập trung tổ chức triển khai thực hiện.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh một số nhiệm vụ như: tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 154 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 24.

Cùng với đó, chủ động thành lập các tổ điều phối cấp bộ, cấp tỉnh để giúp các thành viên Hội đồng vùng thực hiện các nhiệm vụ điều phối phát triển vùng Đông Nam bộ. Nghiên cứu xây dựng định hướng phát triển các ngành, nghề, lĩnh vực để tích hợp trong quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các địa phương, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh cần khẩn trương hoàn thiện quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo tiến độ trước ngày 31/12/2023.

Các bộ, ngành trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp phân quyền cho các địa phương triển khai các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ của trung ương gắn với đảm bảo nguồn lực phù hợp, tiếp tục nghiên cứu thực hiện thí điểm phân cấp, ủy quyền trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, quy hoạch, đất đai, môi trường và tổ chức bộ máy.

Các bộ, cũng như các địa phương cần tăng cường trách nhiệm, vai trò chủ động và sáng tạo huy động cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia… trong việc thúc đẩy hợp tác, liên kết; xác định cơ chế liên kết vùng phải trở thành tư duy chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình xây dựng phát triển.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ trương phân cấp cho địa phương thực hiện và có sự điều phối chung để triển khai các dự án hạ tầng chiến lược vùng Đông Nam bộ, đồng thời đề nghị cần nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng.

Ngoài ra, các địa phương cũng cần nhanh chóng xây dựng và phê duyệt các đề án quy hoạch của các tỉnh và thành phố trong vùng, trong đó cần có sự phối hợp để hình thành rõ nét cơ chế, hình thành kinh tế vùng.

Cần có Quỹ phát triển hệ thống giao thông vùng

Phát biểu tại hội nghị, các chuyên gia nhận định, việc thành lập Quỹ phát triển hạ tầng giao thông vùng Đông Nam bộ là rất quan trọng. Quỹ này nếu được thông qua và trực tiếp trực thuộc Hội đồng vùng sẽ đủ sức mạnh để huy động các nguồn lực tài chính đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông quan trọng trong vùng.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh đề xuất thành lập Quỹ phát triển hệ thống giao thông vùng; thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật vùng và xây dựng mạng lưới bệnh viện tuyến cuối của vùng.

Theo Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, việc thành lập Quỹ phát triển hệ thống giao thông vùng là hết sức cần thiết. Quỹ được hình thành từ vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương và các địa phương), nguồn xã hội hóa và các nguồn khác.

Quỹ có nhiệm vụ đầu tư, đảm bảo nguồn vốn cho các dự án trọng điểm mang tính liên kết vùng (như đầu tư nâng cấp các cảng hàng không, chú trọng kết nối các trung tâm đầu mối với hành lang vận tải thủy chính của vùng; nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển; phát triển giao thông đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt đô thị, đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh kết nối với các tỉnh...; tài trợ cho các hoạt động quản lý, quản trị, nghiên cứu và nâng cao năng lực quản lý.

Theo ông Mãi, lãnh đạo các tỉnh trong vùng, Ngân hàng Thế giới, các doanh nghiệp bày tỏ sự thống nhất cao và ủng hộ xây dựng Quỹ. "Vừa qua, thành phố và lãnh đạo 5 tỉnh trong vùng cho rằng sẽ khả thi và tối ưu hơn nếu theo phương án Thủ tướng Chính phủ thành lập quỹ. Việc thành lập quỹ sẽ có sự chủ động phối hợp, hỗ trợ của thành phố với các cơ quan Trung ương" - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho hay.

"Việc có được một quỹ đầu tư hạ tầng chung cho toàn vùng với cơ chế mở sẽ thúc đẩy quá trình phát triển và liên kết các địa phương trong vùng đặc biệt là đối với vấn đề hạ tầng, giao thông, một yếu tố mang tính huyết mạch cho sự phát triển và khai thác hết tiềm năng của vùng" - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhìn nhận.

Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh còn có vai trò tối đa hóa khả năng kết nối với các tỉnh lân cận và tạo ra cơ sở hạ tầng phục vụ không chỉ cho thành phố mà còn cho sự phát triển tiềm năng của các khu vực xung quanh. Khi vùng phát triển thì TP.Hồ Chí Minh cũng phát triển và ngược lại.

Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh tập trung quy hoạch và phát triển các đô thị theo mô hình “đa trung tâm”, hình thành các “cửa ngõ” kết nối vùng, góp phần hoàn thiện mạng lưới đô thị chức năng trong vùng.

Theo đó, quy hoạch TP.Hồ Chí Minh sẽ bổ sung các thành phố trực thuộc để gắn kết các hướng phát triển đô thị đa trung tâm với TP. Thủ Đức là đô thị sáng tạo - tương tác cao ở phía Đông, Cần Giờ là đô thị sinh thái biển, đô thị khu Nam với Phú Mỹ Hưng là trung tâm, đô thị Tây Nam (Bình Chánh) là cửa ngõ với Đồng bằng sông Cửu Long và đô thị Tây Bắc (gồm Củ Chi, Hóc Môn).

TP. Hồ Chí Minh đề xuất thành lập trung tâm chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo vùng hoặc quốc gia; xây dựng trung tâm dữ liệu quy hoạch và kinh tế - xã hội vùng. Cùng với đó, ban hành cơ chế đặc thù vùng như Nghị quyết 98 của Quốc hội cho TP. Hồ Chí Minh hoặc vượt trội hơn, nhất là các cơ chế về TOD, sử dụng ngân sách địa phương đầu tư phát triển vùng, thu hút nhà đầu tư chiến lược hay phân cấp - ủy quyền cho các địa phương trong vùng.

Đề xuất nhiều chính sách đặc thù cho vùng Đông Nam bộ
Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại hội nghị. Ảnh: CTV

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, để đạt được các mục tiêu nêu trên, cần triển khai đồng bộ các giải pháp trong phối hợp triển khai thực hiện và thu hút nguồn lực xây dựng mạng lưới giao thông vùng Đông Nam bộ.

Cụ thể, cần sớm hoàn thiện các quy trình, quy hoạch vùng tích hợp đầy đủ, thống nhất và đồng bộ với 5 quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải đã được Thủ tướng phê duyệt.

Đồng thời, xây dựng danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2030 của vùng. Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ chỉ đạo, phối hợp với các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trong vùng tổ chức Hội nghị xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để huy động tối đa các nguồn vốn ngoài ngân sách, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước với mục tiêu “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, trong đó tập trung vào các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, có tác dụng lan tỏa, tạo ra liên kết vùng.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, theo các quy hoạch, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông vùng Đông Nam bộ khoảng 738.500 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 342.000 tỷ đồng (ngân sách trung ương đã bố trí khoảng 60.800 tỷ đồng); giai đoạn 2026 - 2030 cần tiếp tục huy động khoảng 396.500 tỷ đồng, tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm, liên kết vùng, tạo động lực lan tỏa.

Cần kết nối dân cư với giao thông

Đề cập đến chính sách phát triển giao thông, TS. Trần Du Lịch - chuyên gia kinh tế cho rằng, Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh có cơ chế phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), tức là kết nối đô thị, dân cư với giao thông. Các địa phương trong vùng cũng có thể vận dụng mô hình này để hoàn thiện kết nối giao thông trong vùng.

Khi TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng làm tốt mô hình TOD này, các quỹ đất xung quanh các dự án giao thông là nguồn lực rất lớn cho sự phát triển. TS. Trần Du Lịch ví đây là "con gà đẻ trứng vàng" cho nguồn ngân sách để đầu tư phát triển hệ thống giao thông.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Nhận định, soi kèo Al

    Nhận định, soi kèo Al

    2025-01-10 15:12

  • MoF urged to increase reforms

    MoF urged to increase reforms

    2025-01-10 15:05

  • High ranking personnel for NA Committee proposed

    High ranking personnel for NA Committee proposed

    2025-01-10 14:04

  • Vietnam News Agency refutes China’s coverage of East Sea issue

    Vietnam News Agency refutes China’s coverage of East Sea issue

    2025-01-10 13:26

网友点评