Đã có 2.388 gia súc bị mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM),ậmcậpnhậtthngtinkhiếndịchlởmồkeo chau á trong đó chủ yếu là lợn thịt (2.372 con) mắc bệnh do chưa được tiêm phòng vắc xin. Tính đến ngày 1/1/2019, cả nước có 24 ổ dịch chưa qua 21 ngày. Chiều nay (2/1), Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức họp báo, cung cấp thông tin về diễn biến của dịch lở mồm long móng (LMLM) đang bùng phát ở một số địa phương trong nhiều ngày qua. Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cung cấp thông tin chiều 2/1/2019. Ông Nguyễn Văn Long – Trưởng phòng Dịch tễ, Cục thú y cho biết, từ đầu tháng 12/2018 đến nay, dịch bệnh LMLM đã xảy ra tại một số tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Hà Tĩnh...), tổng số gia súc mắc bệnh là 2.388 con, chủ yếu là lợn thịt (2.372 con) mắc bệnh do chưa được tiêm phòng vắc xin LMLM. Tính đến ngày 1/1 cả nước có 24 ổ dịch chưa qua 21 ngày. Nguyên nhân bùng phát dịch LMLM, chủ yếu là do hệ thống thú y cấp thôn, xã, huyện và cấp tỉnh chưa chủ động giám sát, nắm bắt kịp thời và chưa báo cáo đầy đủ theo quy định. Việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở chưa tốt, còn nhiều tồn tại, bất cập, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện. Một số địa phương không lấy mẫu gửi đến phòng thí nghiệm của cơ quan có thẩm quyền đã được chỉ định để xét nghiệm; Việc buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh và ở phạm vi rộng... Đề cập đến việc cập nhật thông tin dịch bệnh trên trang web của Cục Thú y rất chậm, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, thực tế công tác thống kê dịch bệnh của Cục Thú y phụ thuộc từ dưới lên, từ xã báo cáo huyện, huyện báo cáo tỉnh và tỉnh báo cáo Trung ương. Bên cạnh đó, cán bộ thú y ở địa phương đang rất thiếu. Nhiều ý kiến cho rằng, để dịch LMLM bụng phát nhanh như hiện nay một phần do Cục Thú y đã không vào cuộc ngay từ đầu. Ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y khẳng định, Cục đã rất nỗ lực trong việc chỉ đạo điều hành địa phương phòng chống dịch. Ngay từ đầu năm 2018, Cục đã tham mưu cho Bộ NN&PTNT ban hành hàng chục văn bản chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống dịch bệnh LMLM, thành lập hàng chục đoàn kiểm tra các loại dịch bệnh. Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi kiểm tra vùng dịch. Ngay tại Hà Nội, khi nhận được thông tin dịch LMLM, Cục Thú y đã cử đoàn kiểm tra lên kiểm tra và hướng dẫn xử lý dịch bệnh. Tiếp sau đó, Cục đã có 3 đoàn đi kiểm tra các địa có dịch. Qua quá trình kiểm tra, Cục thấy rằng các địa phương đã rất nỗ lực, quyết liệt phòng chống dịch. Qua kiểm tra thực tế, tất cả các hộ chăn nuôi đều chăn nuôi lợn nái lợn thịt lợn giống ở một nơi nên dịch bệnh phát sinh cả ở lợn thịt. Cũng tại cuộc họp, trả lời về việc một số địa phương, như Hà Nội có biểu hiện dấu dịch, ông Phạm Văn Đông cho biết, theo quy định của Luật Thú y, khi dịch lây lan trên diện rộng, địa phương tiến hành lấy mẫu để xác định dịch bệnh, sau đó địa phương sẽ tiến hành công bố dịch bệnh. Hà Nội cũng đã triển khai quyết liệt các biện pháp dập dịch, dù họ chưa thông báo cho Cục Thú y nhưng họ đã triển khai dập dịch quyết liệt, chính vì thế từ bùng phát 16 ổ dịch, nay chỉ còn 4 ổ dịch. Hay như tỉnh Hòa Bình, có 10 ổ dịch, nay chỉ còn 2 ổ dịch, tỉnh này cũng làm rất quyết liệt, duy chỉ có điều họ chưa báo cáo cho Cục Thú y. “Bên cạnh đó, dịch hiện nay chỉ xảy ra nhỏ lẻ như xôi đỗ ở địa phương này, địa phương kia. Ví dụ như Hà Nam có 2 ổ dịch nhưng chỉ có 7 con lợn. Thực tế tổng đàn lợn của Việt Nam trên 30 triệu con, hiện nay có 48 ổ dịch cũng chỉ có trên 2.000 con lợn bị dịch, và đã tiêu hủy gần hết, dịch đã giảm hẳn”, ông Đông nói thêm. Về phương hướng trong thời gian tới, ông Đàm Xuân Thành – Cục phó trưởng Cục Thú y cho biết, sắp tới, đặc biệt dịp Tết Nguyên đán, đối với các địa phương yêu cầu phải xử lý dứt điểm với những ổ dịch đã phát hiện, chỉ cần lợn có triệu chứng là được phép tiêu hủy, không cần chờ xét nghiệm, đồng thời hỗ trợ ngay cho bà con theo quy định. Yêu cầu các tỉnh đang có dịch phải công bố dịch, trường hợp nếu dịch xảy ra nhỏ lẻ, lãnh đạo tỉnh yêu cầu tiêu hủy và hỗ trợ cho người dân như sau khi công bố dịch. Đối với các địa phương chưa có dịch cần phòng dịch và phát hiện sớm, khi lợn có triệu chứng, cần chủ động lấy mẫu xét nghiệm, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của bà con trong vấn đề phòng chống dịch. Theo Hữu Vinh/Báo Tin tức |