【trận đấu dortmund gặp mainz 05】“Đại bàng” đổ bộ, cơ hội mới tiếp tục mở ra
“Ông lớn” đổ bộ
Thông tin trong những ngày gần đây,Đạibàngđổbộcơhộimớitiếptụcmởtrận đấu dortmund gặp mainz 05 Tập đoàn Foxconn (Đài Loan, Trung Quốc) vừa quyết định đầu tưthêm gần 400 triệu USD để xây dựng một nhà máy chuyên sản xuất linh kiện điện tử, lắp ráp, gia công bảng mạch in PCB. Dự ánsẽ được đặt tại KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh, nơi mà Tập đoàn Goertek (Đài Loan, Trung Quốc), vào tháng Năm năm ngoái đã khởi công xây dựng nhà máy linh kiện điện tử 280 triệu USD.
Câu chuyện không chỉ là các khoản đầu tư hàng trăm triệu USD hay thậm chí lên tới cả tỷ USD, mà quan trọng là, khi Foxconn hay Goertek tăng tốc đầu tư vào Việt Nam, có nghĩa là các “ông lớn” công nghệ như Apple, Google, Huawei hay Nokia… đã chọn Việt Nam là địa bàn sản xuất các sản phẩm của mình. Foxconn, Goertek đều là đối tác sản xuất thiết bị gốc cho các hãng công nghệ này.
Chỉ mới cách đây 2 tuần, Nokia đã công bố hợp tác với Foxconn để sản xuất các thiết bị 5G tại Bắc Giang. Dự án sẽ bắt đầu từ tháng Bảy tới và sẽ tăng sản lượng từ tháng 9/2024.
“Chúng tôi vui mừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với Nokia để sản xuất các sản phẩm 5G mới nhất của công ty tại Việt Nam. Điều đó nêu bật vai trò của Việt Nam như là một đích đến ưa thích cho hoạt động sản xuất”, đại diện của Nokia đã chia sẻ như vậy và cho biết, Foxconn đã hoạt động tại Việt Nam được hơn 17 năm và với dự án hợp tác cùng Nokia, Foxonn hy vọng sẽ tăng cường đóng góp cho nền kinh tếViệt Nam.
Ông Brand Cheng, Chủ tịch, Giám đốc điều hành Foxconn, cũng vừa có cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Trung Quốc. Nhắc lại câu chuyện tại cuộc gặp vào tháng Một năm ngoái, Foxconn đã báo cáo lên Thủ tướng kế hoạch mở thêm một nhà máy tại Việt Nam, sông Brand Cheng cho biết, dự án này đã bắt đầu sản xuất vào tháng Một năm nay.
“Việt Nam đang phát triển nhanh và chúng tôi đang phát triển cùng Việt Nam”, ông Brand Cheng nói và cho biết, đến nay, các nhà máy của Foxconn đã được đặt tại 5 địa phương ở Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD.
Cùng có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng tại Trung Quốc, lãnh đạo của PepsiCo cho biết, sau 30 năm, Tập đoàn đã đầu tư ở Việt Nam 850 triệu USD và sẽ tiếp tục gia tăng đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm…
Chính phủ Việt Nam kỳ vọng Samsung sẽ mở rộng đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn. Ảnh: Đức Thanh |
Và cũng không chỉ hai tập đoàn này, thông tin gần đây cho biết, nhiều tập đoàn lớn nước ngoài vẫn đang tiếp tục lên kế hoạch đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Một ví dụ, đó là nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây của Tổng thống Nga Vladimir Ptin, thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Novatek của Nga đã được ký kết. Tập đoàn Zarubezhneft của Nga cũng đã nhận chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh cho Lô 11-2.
Hai doanh nghiệplớn của Trung Quốc là Công ty TNHH Đầu máy và toa xe lửa Đại Liên (CRRC) và Tập đoàn Xây dựng điện lực Trung Quốc (PowerChina) cũng đã cam kết hỗ trợ và cung cấp công nghệ tiên tiến nhằm thúc đẩy hệ thống đường sắt Việt Nam.
“Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Nguyễn Đình Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng giám đốc IPA Việt Nam, vừa nói như vậy tại Hội thảo Kết nối công nghiệp Việt Nam.
“Hóng” nhà đầu tư Hàn Quốc và các dự án bán dẫn
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, bao gồm cả vốn cấp mới, tăng thêm và vốn đầu tư thông qua góp vốn mua cổ phần là gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, vốn giải ngân đạt khoảng 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Sự tăng tốc của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, có thể nói, một phần là nhờ hiệu ứng của chính sách ngoại giao kinh tế của Việt Nam. Các cuộc gặp gỡ cấp cao đã và đang mở ra nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các dự án trong các lĩnh vực bán dẫn, AI - vốn đang là tâm điểm chú ý của giới đầu tư toàn cầu. Cũng bởi thế, chuyến công du của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Hàn Quốc đang được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng đưa dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc quay trở lại Việt Nam mạnh mẽ hơn.
Những năm gần đây, do những khó khăn trong nội tại nền kinh tế, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đang có xu hướng chậm lại. Con số thống kê sau nửa đầu năm 2024 của nhà đầu tư Hàn Quốc chỉ hơn 1,4 tỷ USD. Tuy vậy, tính lũy kế, Hàn Quốc vẫn đầu tư vào Việt Nam tới hơn 87 tỷ USD, đứng vị trí thứ nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Hơn nữa, dù tổng vốn đầu tư không phải lớn nhất, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2024, Hàn Quốc vẫn dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn và số lượt đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, hiện tại, nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc, như Samsung, LG, Hyosung… đều đã và đang đầu tư lớn vào Việt Nam. Trong cuộc gặp với Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái hồi tháng 5/2024, ông Lee Sang Woon, Phó chủ tịch, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc), kể từ năm 2007 đến nay, Tập đoàn đã đầu tư hơn 4 tỷ USD vào Việt Nam, chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp dệt, hóa học, công nghiệp nguyên vật liệu. Trong đó, đầu năm nay, Hyosung đã đầu tư nhà máy sợi carbon với vốn đầu tư 730 triệu USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo chia sẻ của ông Lee Sang Woon, hiện nay, Hyosung đang muốn đầu tư một nhà máy sản xuất máy ATM ở Việt Nam. Cùng với đó, Hyosung cũng có kế hoạch đầu tư một trung tâ, dữ liệu lớn (Big Data) ở Khu công nghệ cao TP.HCM.
Trong khi đó, những năm gần đây, LG và Samsung cũng không ngừng dốc vốn vào Việt Nam. Theo thông tin từ ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam, hàng năm, Samsung đều tăng đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD vào Việt Nam. “Riêng trong năm 2023, chúng tôi đã tăng đầu tư vào dây chuyền sản xuất sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn khoảng 500 triệu USD, nâng tổng quy mô đầu tư bổ sung trong năm lên 1,2 tỷ USD. Trong năm 2024, chúng tôi có kế hoạch đầu tư bổ sung khoảng 500 triệu - 1 tỷ USD vào Việt Nam”, ông Choi Joo Ho cho biết.
Với riêng Samsung, Chính phủ Việt Nam đang kỳ vọng nhà đầu tư này sẽ mở rộng sang đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn, một trong những thế mạnh của hãng công nghệ hàng đầu thế giới. Bán dẫn, AI chính là lĩnh vực mà gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đầu tư vào Việt Nam.
“Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đang muốn đầu tư vào ngành chip, điện tử ở Việt Nam”, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã nói như vậy tại Tòa đàm với cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).
Thực tế, hiện nay, nhiều “ông lớn” trong ngành bán dẫn, AI đã và đang đầu tư tại Việt Nam, như Intel, Amkor, HanaMicron, rồi Samsung, Sysnopsys, Google, NVIDIA… Cơ hội vẫn đang tiếp tục mở ra.
Trong chuyến công tác tại Mỹ mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đã có các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo các công ty ARM, Marvell, Google và kêu gọi các công ty này tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến công du tới Mỹ của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, lần đầu tiên, Đối thoại Kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ đã được tổ chức, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước nói chung, trong đó có hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Thông tin cho biết, tại Diễn đàn, hai bên đã trao đổi, đề ra giải pháp cụ thể trong 5 lĩnh vực: thiết lập hợp tác xây dựng hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn; hợp tác về năng lượng và khoáng sản chủ chốt; hợp tác về môi trường kinh doanh; thúc đẩy thu hút và duy trì đầu tư chất lượng cao, kiểm soát xuất khẩu chiến lược; hợp tác hạ tầng công nghệ thông tin chủ chốt và an ninh mạng.
Việc hai bên đạt được các thỏa thuận quan trọng, nhất là các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái bán dẫn, đang mở ra cơ hội to lớn để Việt Nam có thể thúc đẩy thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp 4.0.
标签:
责任编辑:Nhận Định Bóng Đá