【du doan st】Khi người Khmer làm kinh tế
(CMO) Ông Danh Sên, ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình được người dân địa phương nhắc đến như một điển hình về làm kinh tế. Ông cùng gia đình mở rộng diện tích sản xuất, thực hiện đa canh, đa con như: lúa - tôm, xen canh cua và trồng màu. Nhờ đó, gia đình ông có thu nhập ổn định, lợi nhuận đạt từ 60-70 triệu đồng/năm.
Không những vậy ông Sên còn giúp đỡ, hướng dẫn nhiều người trong ấp cùng phát triển kinh tế, chuyển đổi mô hình sản xuất độc canh tôm - lúa sang đa cây, con cho thu nhập cao. Nhiều gia đình trong ấp đã mạnh dạn vay vốn, cải tạo vườn tạp trồng màu tăng thêm thu nhập gia đình.
Ông Danh Sên chia sẻ: "Trồng màu chủ yếu là tăng thêm thu nhập cho sinh hoạt hằng ngày. Bình quân mỗi tháng gia đình bán hơn 100 kg rau má, tạm đủ chi phí tiền chợ, đám tiệc và cho con đi học. Các nguồn thu từ tôm sú, tôm càng xanh, lúa và cua xen canh là để tích trữ. Hiện nay, bình quân thu nhập gia đình cũng đạt gần 200 triệu đồng/năm". Ông là một trong những hộ dân tộc tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Gia đình chị Lâm Thị Hồng phát triển nghề đan lờ lưới. |
Cũng tại huyện Thới Bình, bằng ý chí và nghị lực, chị Thạch Thị Hương, ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ đã nỗ lực vươn lên ổn định cuộc sống dù gia đình thiếu đất sản xuất. Chị Hương chia sẻ: "Nhờ Hội phụ nữ xã hỗ trợ vốn nên sau 3 năm thực hiện mô hình chăn nuôi heo, gà, vịt và trồng các loại rau cải bán, thu nhập gia đình ngày càng tăng".
Chị Lâm Thị Hồng quê ở huyện Trần Văn Thời về ấp Thanh Tùng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình lập nghiệp. Gia đình nghèo, không đất sản xuất, được chính quyền địa phương xét hỗ trợ nền nhà, người dân địa phương cho cây, lá, chị cất được căn nhà che mưa tránh nắng.
Với số vốn gần 10 triệu đồng do Hội LHPN xã Biển Bạch hỗ trợ, sau gần 5 năm làm nghề đan lờ lưới, gia đình chị Hồng đã ổn định cuộc sống. Hiện thu nhập của gia đình đạt hơn 7 triệu đồng/tháng, vào các mùa nước lên, thương lái nhiều nơi đến đặt hàng, chị có thu nhập 1 tháng gần 10 triệu đồng. Chị còn phổ biến nghề đan cho nhiều người dân ấp Thanh Tùng để cùng vươn lên trong cuộc sống.
Ông Võ Thành Đông, Phó trưởng ấp Thanh Tùng, cho biết: "Không chỉ cá nhân chị Lâm Thị Hồng vượt khó vươn từ nghề đan lờ lưới mà 15 hộ dân vùng Kênh 16 được chị Hồng truyền nghề làm lờ lưới đều có cuộc sống ổn định".
Ông Lê Văn Dãy, Trưởng Ban Dân tộc huyện Thới Bình, cho biết: "Với những ưu tiên nguồn lực từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, huyện, các xã có đông đồng bào Khmer trên địa bàn huyện đã có những đổi thay lớn. Đến nay, tất cả các xã có đường bê-tông, lộ nhựa đến trung tâm xã; 100% đường liên ấp, liên xã đã được bê-tông hoá; tất cả các hộ đều được dùng điện lưới quốc gia; 100% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới; hàng trăm hộ dân tộc Khmer tại các xã làm kinh tế giỏi. Họ là những nhân tố thúc đẩy các hộ khác vươn lên xoá nghèo, làm giàu, đóng góp vào sự phát triển chung của huyện"./.
Huỳnh Linh
(责任编辑:Cúp C2)
- Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
- Các bộ trưởng tài chính Eurozone triệu tập họp khẩn về Hy Lạp
- Pháo lậu dưới “mác” khăn giấy
- Sự hồi sinh mạnh mẽ của Sumo tại Nhật Bản
- Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- Khởi động giải chạy marathon ‘PV GAS
- Hà Nội nhất toàn đoàn tại Giải vô địch các đội mạnh Bắn cung Quốc gia
- Báo Đức: Trung Quốc đang phá hoại môi trường tại Biển Đông
- Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- Món da trâu thối của đồng bào Tây Bắc
- Nóng bỏng derby thành Madrid
- Miễn phí vé Vòng loại Bảng I
- Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- Đội tuyển Việt Nam thua 1
- Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- Paralympic 2024: 5 vị trí dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương không thay đổi
- Đối tác không cân bằng
- Thua các trận giao hữu, tuyển Việt Nam tụt một bậc trên bảng xếp FIFA tháng 9
- Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- Kinh tế toàn cầu năm 2015: Nhiều triển vọng tích cực