Điểm đến đầu tưmới ở Đồng bằng sông Cửu Long
Kể từ giữa năm 2016 đến nay,ócTrăngtrongtầmngắmcủanhàđầutư2.5/3 là gì thu hút đầu tư vào tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều chuyển biến tích cực khi ngày càng có thêm nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến tìm kiếm cơ hội đầu tư và triển khai dự ántại địa phương.
Trong năm 2017, tỉnh Sóc Trăng đã tiếp xúc, gặp gỡ và cung cấp thông tin, giới thiệu cơ hội đầu tư cho 148 lượt nhà đầu tư, với 148 dự án trong các lĩnh vực như: nông nghiệp công nghệ cao, phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, du lịch, nhà hàng, khách sạn, năng lượng sạch…, tăng 85% so với cùng kỳ năm trước và đạt 242% so với kế hoạch cả năm 2017. Đồng thời, cấp quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng đăng ký nhận đầu tư cho 29 dự án, tăng 7 dự án so với cùng kỳ, tổng vốn đầu tư trên 4.150 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với năm 2016.
Một góc TP. Sóc Trăng. Ảnh: Hữu Phúc |
Bước sang năm 2018, tình hình thêm khả quan. Tính đến ngày 31/5/2018, tỉnh đã đón tiếp 60 nhà đầu tư tìm hiểu 72 dự án trên địa bàn, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, cấp quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 12 dự án, với tổng vốn 2.806 tỷ đồng.
Điều đáng nói là, ngày càng có nhiều tập đoàn, doanh nghiệplớn trong nước và nước ngoài “để mắt” tới một số dự án tại Sóc Trăng như Dự án Trung tâm thương mại tại TP. Sóc Trăng; Khu đô thị, giải trí Hồ Nước Ngọt (TP. Sóc Trăng); Khu phức hợp nhà hàng, khách sạn... và phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái tại một số phân trường của tỉnh; Dự án Nhà máy chế biến sữa, khu chăn nuôi bò sữa công nghệ cao...
Bên cạnh các nhà đầu tư trong nước, các công ty đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, như: Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp… đã và đang chọn Sóc Trăng làm “bến đỗ”. Tiêu biểu như: Tập đoàn TATA (Ấn Độ), Công ty cổ phần Thủy sản Việt Úc, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty TNHH Broadpeak Sóc Trăng thuộc Tập đoàn Youngone - Hàn Quốc; Công ty TNHH Banpu Public (Thái Lan), Công ty TNHH Egeres (Singapore), Công ty Dragon Joy International Engineering (Hồng Kông), Công ty Envision Energy (Trung Quốc), Tập đoàn FLC, Vingroup...
Nhu cầu thu hút nguồn vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế- xã hội địa phương là rất lớn, nhưng trong việc chọn lựa nhà đầu tư, tỉnh Sóc Trăng luôn chú trọng đến hướng phát triển bền vững, xanh, sạch, không để ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sản xuất. Điều đáng mừng là quan điểm này của tỉnh đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía các nhà đầu tư.
Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi
Thời gian qua, song song với thực hiện kịp thời những cơ chế, chính sách ưu đãi của Trung ương, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến địa phương hoạt động đầu tư sản xuất và kinh doanh, như: hỗ trợ nhà đầu tư khảo sát, tìm hiểu thông tin ban đầu, thực hiện các thủ tục đầu tư đến triển khai dự án; ban hành một số chính sách, quy định hỗ trợ đầu tư trong và ngoài khu công nghiệp, ưu đãi đầu tư hạ tầng trong khu, cụm công nghiệp; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
Sóc Trăng đã thành lập Tổ công tác phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư dự án. Tổ này có nhiệm vụ làm đầu mối xem xét, phối hợp giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu UBND tỉnh giải quyết thủ tục đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh, đảm bảo yêu cầu nhanh chóng và tuân thủ quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chương trình xúc tiến đầu tư, kết nối thị trường, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong nước và quốc tế... Nhờ đó, môi trường đầu tư của tỉnh đã tạo được một bước tiến hấp dẫn nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư và thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh
Đặc biệt, được sự hỗ trợ từ Chính phủ Canada thông qua Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, từng bước xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp.
Ngoài ra, tỉnh đang xem xét và chuẩn bị thông qua Đề án Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2018 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, với các giải pháp thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh Sóc Trăng. Đề án được xem là cơ sở quan trọng để tỉnh đẩy mạnh việc triển khai mạnh mẽ các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong thời gian tới. Đây được xem là tiền đề để triển khai các hoạt động nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh.
Đề án sẽ xây dựng khu làm việc chung vườn ươm doanh nghiệp tích hợp với trụ sở Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp. Đây sẽ là nơi tập trung để triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, nơi kết nối các thành tố của hệ sinh thái khởi nghiệp.
Có thể nói, những tín hiệu khả quan về thu hút đầu tư trong thời gian qua được xem là động lực để Sóc Trăng tiếp tục tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, đưa tỉnh trở thành điểm đến đầu tư mới của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Điểm đến của nhiều nhà đầu tư:
Bà Lưu Thị Thu Hiền, Phó tổng giám đốc Tập đoàn TH: TH sẽ đầu tư dự án chăn nuôi bò sữa ở huyện Long Phú
Sóc Trăng là một vùng giao thương quan trọng giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tại huyện Long Phú, Tập đoàn TH đã tiến hành khảo sát tiền khả thi để có thể đầu tư Dự án chăn nuôi bò sữa cho nhà máy của Dalatmilk và hướng tới đầu tư phát triển các dự án trang trại và nhà máy chế biến các sản phẩm từ sữa trên địa bàn tỉnh.
Qua quá trình khảo sát tiền khả thi, TH đề xuất với tỉnh Sóc Trăng một số nội dung như: có chính sách hỗ trợ về quy hoạch vùng nguyên liệu cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò TH; hỗ trợ mở rộng diện tích sản xuất nguyên liệu, xây dựng trang trại và công trình phụ trợ; có các chính sách đãi ngộ đặc biệt cho dự án TH trên địa bàn tỉnh… Với những điều kiện phù hợp và hết sức thuận lợi từ địa phương, Tập đoàn TH hy vọng sẽ hợp tác chặt chẽ với tỉnh Sóc Trăng để lan tỏa thêm giá trị tốt đẹp.
Ông Tạ Ân Quang, Giám đốc Dự án Envision tại Việt Nam: Đầu tư 660 triệu USD cho dự án điện gió
Với quy hoạch điện gió và nguồn tài nguyên gió dồi dào tại tỉnh Sóc Trăng, Công ty Envision quyết định đầu tư dự án điện gió tại đây. Dự kiến, dự án này có vốn đầu tư 660 triệu USD, quy mô công suất phát điện 300 MW, trong đó giai đoạn I sẽ có công suất 30 MW, diện tích đất sử dụng khoảng 9,2 ha. Envision dự kiến sử dụng loại quạt gió công suất 4,2 đến 4,5 MW giúp tăng hiệu quả cho dự án thông qua tăng năng suất phát điện, tăng hiệu quả sử dụng đất.
Công ty đã bố trí tổ dự án chuyên tìm hiểu và đầu tư các dự án điện gió tại Việt Nam. Ngoài việc đầu tư tại Sóc Trăng, Công ty đang tiến hành đầu tư tại Cà Mau và các tỉnh miền Nam. Thông qua phân tích, đánh giá nguồn tài nguyên gió của Việt Nam, chúng tôi thấy có nhiều khu vực rất tiềm năng và sẽ tiến hành đầu tư lâu dài tại đây.
Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Việt Úc: "Đầu tư 40 tỷ đồng cho dự án sản xuất tôm giống chất lượng cao
Sóc Trăng là địa phương có diện tích nuôi tôm công nghiệp dẫn đầu cả nước. Với những lợi thế về kinh nghiệm của người nuôi, điều kiện tự nhiên thuận lợi…, Sóc Trăng có nhiều tiềm năng để phát triển ngành tôm lên tầm cao mới.
Tập đoàn Việt - Úc là đơn vị dẫn đầu ngành tôm giống cả nước, với hơn 16 năm kinh nghiệm và hiện chiếm hơn 25% thị phần tôm giống của cả nước. Nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển từ khu sản xuất giống đến khu nuôi, cung cấp cho nông dân con tôm giống chất lượng nhất, Tập đoàn quyết định đầu tư xây dựng Dự án Khu sản xuất tôm giống chất lượng cao tại Sóc Trăng với diện tích 23 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 40 tỷ đồng, mục tiêu là sản xuất tôm giống 5 tỷ post/năm. Các dự án khu phức hợp tôm chất lượng cao của Tập đoàn sẽ góp phần nâng cao giá trị và phát triển bền vững ngành tôm.