【soi kèo rennes hôm nay】Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Thiếu vốn làm gì cũng khó
Khát vốn
Nói về thực trạng các DN CNHT hiện nay, ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp ngành CNHT TP.Hà Nội (Hansiba) cho rằng, ngành CNHT hiện vẫn đa phần là DN nhỏ và vừa nên nguồn lực còn hạn chế, khiến các DN ngành này đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, các DN đang thiếu vốn để có điều kiện ổn định sản xuất, phát triển thêm nhiều mặt hàng, nhất là đầu tư trang thiết bị để đưa ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu khắt khe của các DN công nghiệp lớn trên thế giới đang đầu tư tại Việt Nam như: Samsung, Canon, Toyota… cũng như các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Chia sẻ về kế hoạch kinh doanh của DN, đại diện một DN chuyên sản xuất phụ tùng ô tô cho hay, với những Hiệp định Thương mại tự do (FTA) cùng việc nhiều DN sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam đi vào hoạt động, dự báo đây sẽ là ngành công nghiệp đầy tiềm năng, DN đã mạnh dạn chuyển hướng sang sản xuất phụ tùng ô tô, thay vì chỉ NK và phân phối như trước. Tuy nhiên, vị này cho hay, tình cảnh chung của nhiều DN CNHT hiện nay là khó khăn về vốn và công nghệ. Các DN trong ngành này đều nhận được ưu đãi về thuế, nhưng chính sách mấu chốt để thúc đẩy ngành này phải là đất đai, vốn, lãi suất ngân hàng.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Phúc Hưng, Tổng giám đốc Công ty Kiểm toán Đại Dương cho biết thêm, các DN đang gặp khó trong việc thanh khoản dòng tiền, để đảm bảo dòng tiền được luân chuyển tốt, đúng hạn, tạo lòng tin cho các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, năng lực của DN chưa cao, hoạt động chưa hiệu quả nên chưa thể chứng minh khả năng trả nợ đúng hạn, tạo uy tín để ngân hàng chấp nhận cho vay, hoặc cho vay tín chấp. Nên các DN hoặc là chưa thể tiếp cận được nguồn vốn, hoặc là phải thế chấp tài sản đảm bảo cao hơn giá trị khoản vay.
Đề nghị được vay vốn ODA
Thực tế là ngành CNHT được vào danh sách 5 lĩnh vực ưu tiên vay vốn của ngành ngân hàng. Vì thế, các DN ngành này không những nhận được nhiều ưu đãi về lãi suất mà còn được các cơ quan chức năng đặt ra nhiều chương trình hỗ trợ. Trong đó, đáng chú ý nhất là Quyết định số 68/QĐ-TTg về Chương trình phát triển CNHT từ năm 2016 đến năm 2025 với nhiều yêu cầu cụ thể về hoạt động hỗ trợ, nhằm đảm bảo mục tiêu chung đến năm 2020, sản phẩm CNHT đáp ứng khoảng 45% nhu cầu cho sản xuất nội địa. Đến năm 2025, sản phẩm CNHT đáp ứng được 65% nhu cầu cho sản xuất nội địa.
Ngoài ra, tại các trung tâm sản xuất công nghiệp đầu tàu của đất nước, nhiều hoạt động xúc tiến kết nối tài chính đã diễn ra. Tiêu biểu như Hiệp hội DN ngành CNHT TP.Hà Nội đã phối hợp với các trung tâm hỗ trợ DN nhỏ và vừa, quỹ hỗ trợ DN nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố để tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ, kết nối giữa ngân hàng với DN hội viên, từ đó mở ra cơ hội hợp tác về nguồn vốn phục vụ đầu tư, sản xuất kinh doanh. Tương tự, để hỗ trợ các DN CNHT, Sở Công Thương TP.HCM cũng trở thành đầu mối kết nối các ngân hàng trên địa bàn với DN, ban hành chính sách hỗ trợ vốn riêng cho DN CNHT đổi mới công nghệ sản xuất. Với chính sách này, DN có thể được hỗ trợ vốn vay đến 200 tỷ đồng/dự án, thời gian tối đa lên tới 7 năm.
Tuy nhiên, để nguồn vốn tiếp tục được mở rộng và hiệu quả hơn đến từng DN, các DN ngành CNHT đều mong muốn có chính sách ưu đãi để tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn; trong đó, nhiều ý kiến mong muốn các cơ quan quản lý, ngân hàng đưa ra các gói tín dụng dành riêng cho CNHT. Ông Nguyễn Vân đề xuất các cấp, các ngành liên quan nên sớm nghiên cứu giải pháp hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi cùng thời hạn vay linh hoạt, hạn mức vay phù hợp với điều kiện của DN; đặc biệt là phải nới lỏng quy định về tài sản đảm bảo. Đồng thời, các cơ quan liên quan cần thành lập quỹ tài chính dành riêng cho các DN CNHT; các quỹ này phải là quỹ mở để thu hút mọi nguồn lực tài trợ trong nước và quốc tế.
Hiện các quỹ hỗ trợ phát triển DN đã có cơ sở pháp lý thực hiện thông qua Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa cùng các Nghị định vừa được Chính phủ ban hành, nhưng bà Hoàng Thị Hồng, Giám đốc Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa cho hay, để tăng hiệu quả, các quỹ và các cơ quan chức năng phải xây dựng cách thức tiếp cận tín dụng mới cho DN, đó là phải chủ động liên kết với nhau tạo thành mạng lưới, cộng đồng. DN đến bất kỳ cơ quan nào trong mạng lưới đều có thể được hỗ trợ, tư vấn phù hợp, trên tinh thần tạo thuận lợi nhất cho DN.
Bên cạnh những hình thức tín dụng trên, theo ông Nguyễn Vân, các cơ quan chức năng nên cho phép DN tư nhân thuộc ngành CNHT và CNHT cho công nghệ cao được tiếp cận vay vốn ODA để đầu tư mua thiết bị, máy móc, công nghệ của nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước công nghệ tiên tiến. Thậm chí, các DN ngành này nên được phép và được hỗ trợ đầu tư mua lại các DN tại Nhật Bản đang sản xuất linh kiện công nghệ hỗ trợ. Bởi các DN Nhật Bản này đang gặp khó khăn trong vấn đề già hóa dân số nên có nhu cầu chuyển giao công nghệ cho DN Việt Nam.
相关推荐
- Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- Truy xuất nguồn gốc
- Sẽ hết thời doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế làm giá, lũng đoạn thị trường?
- Từ hôm nay, chính thức giảm thuế VAT còn 8%
- Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- Vi phạm trong kinh doanh xăng dầu: Sẽ không còn chuyện 'nhắc nhở'
- Hà Nội: Dự trữ 17 mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm dịp Tết
- Liên kết với doanh nghiệp FDI để phát triển công nghiệp phụ trợ