【lịch thi đấu bóng đá cúp c2 châu âu】Cần xử lý nghiêm vi phạm trong đầu tư
Được cho thuê với giá rẻ trong thời hạn gần 40 năm lại có thêm nhiều chính sách ưu đãi về thuế. Thế nhưng, khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ đầu tư chẳng những không thực hiện theo đúng ngành nghề trong giấy phép đầu tư, chậm trễ trong thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước mà còn cắt đất cho mượn.
Được cho thuê với giá rẻ trong thời hạn gần 40 năm lại có thêm nhiều chính sách ưu đãi về thuế. Thế nhưng, khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ đầu tư chẳng những không thực hiện theo đúng ngành nghề trong giấy phép đầu tư, chậm trễ trong thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước mà còn cắt đất cho mượn. Ðó là câu chuyện đang xảy ra tại khu đất gần 140 ha thuộc ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi.
Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là trong nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh, ngày 7/11/2002, Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 822/QÐ-CTUB phê duyệt dự án nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản và nuôi tôm công nghiệp tại ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi do chủ đầu tư là Công ty TNHH Thông Thuận (địa chỉ xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Mục tiêu dự án là xây dựng khu nghiên cứu và sản xuất giống thuỷ sản và xây dựng khu nuôi tôm thịt công nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất của Nhân dân trong tỉnh và tạo nguồn nguyên liệu có chất lượng, ổn định phục vụ chế biến xuất khẩu; đồng thời là điểm trình diễn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm công nghiệp; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng và chuyển giao công nghệ.
Kể từ năm 2013 đến cuối 2015, các hoạt động sản xuất của Công ty Mỏ Ó - Sóc Trăng tại dự án gần như ngưng hoàn toàn. Ảnh: NGUYỄN PHÚ |
Với mục tiêu đó, diện tích đất sử dụng để thực hiện dự án là 120 ha, bao gồm: khu nuôi tôm 115,66 ha (diện tích mặt nước nuôi là 73,5 ha); khu nghiên cứu sản xuất giống 3,34 ha; khu văn phòng 1 ha. Thời gian thực hiện dự án là 40 năm, kể từ khi hoàn thành thủ tục thuê đất. Ðể tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong đầu tư thực hiện dự án nhiều ý nghĩa này, ngày 1/7/2004, Chủ tịch UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 08/CN-CTUB cho Công ty Thông Thuận với các ưu đãi cụ thể được hưởng như: được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15% trong thời gian 12 năm; được miễn thuế 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 7 năm tiếp theo (nếu sử dụng lao động thường xuyên từ 20 người trở lên thì được giảm 50% số thuế phải nộp cho 8 năm tiếp theo).
Ðối với tiền thuê đất: Ðược miễn tiền thuê đất 15 năm đối với toàn bộ diện tích (120 ha) kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất. Song song với các chính sách ưu đãi trên là quy định Công ty Thông Thuận chỉ được hưởng các ưu đãi trên nếu thực hiện đúng và đầy đủ các điều kiện: thực hiện dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản và nuôi tôm công nghiệp; sử dụng số lao động thường xuyên trong năm ít nhất là 20 người; thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ tài chính, kế toán.
Tuy nhiên, đến năm 2007, Công ty Thông Thuận đã chuyển toàn bộ dự án cho Công ty Cổ phần Nuôi trồng và Chế biến thuỷ hải sản Mỏ Ó - Sóc Trăng. Theo đó, ngày 19/4/2007, UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, thay đổi lần thứ 1, số 61101000009, điều chỉnh Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư lần đầu số 08/CN-CTUB do Chủ tịch UBND tỉnh cấp ngày 1/7/2004, với nội dung: Ðiều chỉnh chủ dự án mới là Công ty Cổ phần Nuôi trồng và Chế biến thuỷ hải sản Mỏ Ó - Sóc Trăng. Tuy nhiên, mọi điều khoản khác của Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư lần đầu số 08/CN-CTUB do Chủ tịch UBND tỉnh cấp ngày 1/7/2004 cho Công ty TNHH Thông Thuận vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý đối với Công ty Cổ phần Nuôi trồng và Chế biến thuỷ hải sản Mỏ Ó - Sóc Trăng.
Theo đó, ngày 21/5/2007, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 104/QÐ-UBND về việc cho Công ty Mỏ Ó thuê đất tại ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, diện tích đất cho thuê là 1.380.218,4 m2, thời hạn thuê đất 35 năm, kể từ ngày ký quyết định cho thuê. Ðồng thời kèm theo là quy định Công ty Mỏ Ó sẽ thực hiện thay Công ty Thông Thuận về phần nộp thuế, kể cả các khoản nợ còn tồn đọng của Công ty Thông Thuận.
Quy định trong giấy chứng nhận đầu tư là vậy, nhưng kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2007 đến năm 2012 công ty không thực hiện dự án sản xuất giống thuỷ sản mà chỉ tiến hành thực hiện đầu tư phần nuôi tôm công nghiệp. Ngoài ra, từ năm 2013 đến cuối năm 2015, Công ty Mỏ Ó không nuôi tôm, chỉ có cải tạo lại 2 lần (lần 1: 134 ao cuối năm 2012, lần 2: tháng 5/2015). Lý do công ty đưa ra là do chuyển tiếp dự án từ Công ty Thông Thuận sang và công ty chưa điều chỉnh mục tiêu dự án. Ðồng thời, do khó khăn về tài chính, tình hình dịch bệnh, thời tiết không thuận lợi và bị mất trộm toàn bộ lưới điện của 3 khu nuôi cùng với 5 trạm biến áp, tổng mức thiệt hại do mất trộm lưới điện là 4 tỷ đồng (không có chứng từ để chứng minh), vì thế công ty không thể tiếp tục thả tôm kể từ năm 2013 đến nay.
Chẳng những không thực hiện theo đúng hạng mục công trình trong giấy chứng nhận đầu tư mà theo Kết luận thanh tra số 01/KL-UBND ngày 15/4/2016 còn cho thấy, ngày 22/3/2010, Công ty Mỏ Ó thế chấp tài sản gắn liền với đất (giấy tờ về tài sản là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AI 677537) cho Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 573/HÐTC với tổng giá trị tài sản bảo đảm là 20.177.280.000 đồng.
Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, Ðoàn thanh tra còn phát hiện việc Công ty Mỏ Ó cho ông Phùng Chí Kiên mượn 10,8 ha đất nuôi tôm công nghiệp. Theo ông Kiên trình bày, trước đây, ông là nhân viên của Công ty Thông Thuận. Năm 2003, ông được Giám đốc Công ty cho mượn một phần đất khoảng 10,8 ha để nuôi tôm. Ðến năm 2007, Công ty Thông Thuận chuyển giao cho Công ty Mỏ Ó phần đất trên và ông vẫn được Công ty Mỏ Ó tiếp tục cho mượn phần đất này để sử dụng nuôi tôm công nghiệp (11 ao). Năm 2015, ông đã phá bỏ các bờ ao cải tạo thành 2 đầm lớn và đang thả tôm nuôi quảng canh.
Không chỉ vậy, công ty còn chậm trễ trong thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với tỉnh. Cụ thể, số tiền mà công ty phải nộp từ ngày 21/5/2007 đến ngày 31/12/2015 (thời điểm thanh tra) là trên 127 triệu đồng nhưng công ty chưa thực hiện và kể từ khi đi vào hoạt động đến nay công ty không kê khai thuế tại Cục Thuế Cà Mau.
Như vậy, Công ty Mỏ Ó đã vi phạm hàng loạt các quy định của pháp luật như: vi phạm về nguyên tắc sử dụng đất là phải tiết kiệm, có hiệu quả được quy định tại Ðiều 6, Luật Ðất đai năm 2013 (công ty bỏ đất trống từ 2013-2015); vi phạm về thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất là phải sử dụng đúng ranh giới thửa đất được quy định tại Khoản 1, Ðiều 170 của Luật Ðất đai năm 2013 (cho ông Kiên mượn); thực hiện dự án đầu tư không đúng theo nội dung dự án được duyệt và Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp, quy định tại Khoản 2, Ðiều 26, Nghị định số 118/2015NNÐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ðầu tư; chậm nộp tiền thuê đất theo quy định tại Khoản 1, Ðiều 106, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế...
Không riêng Công ty Mỏ Ó được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư nhưng không thực hiện theo đúng các hạng mục công trình trong giấy phép, mà trường hợp Công ty TNHH Trường Khánh cũng tương tự. Ðược tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án du lịch sinh thái kết hợp gây nuôi động vật hoang dã trên phần đất sân chim huyện Ðầm Dơi rộng 128,15 ha với tổng vốn đầu tư 90 tỷ đồng vào cuối năm 2012. Thế nhưng, kể từ khi được cấp phép, doanh nghiệp chỉ đầu tư cải tạo để làm vuông tôm. Với nhiều sai phạm trong đầu tư, ngày 29/10/2015, Sở Kế hoạch và Ðầu tư đã có quyết định chấm dứt hoạt động của dự án và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với công ty. Tuy đã có quyết định thu hồi, nhưng để khôi phục hiện trạng ban đầu là điều vô cùng khó khăn.
Chính vì vậy, việc lựa chọn nhà đầu tư để đầu tư vào các lĩnh vực cần được xem xét một cách cẩn trọng và có cơ chế quản lý cụ thể, đồng bộ, hài hoà giữa khuyến khích, thu hút đầu tư và xử lý nghiêm nếu có vi phạm./.
Ðiều tra của Nguyễn Phú