发布时间:2025-01-10 01:55:58 来源:88Point 作者:Cúp C1
Thực trạng bán rừng non
Trong vòng 10 năm qua,Đểthuđượcnhiềuhơntừchuỗigiátrịngànhgỗfrankfurt đấu với union berlin giá trị kim ngạch XK gỗ và lâm sản đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, tăng hơn 2,7 lần, từ 2,3 tỷ USD năm 2007 lên hơn 8 tỷ USD vào năm 2017, đưa ngành chế biến gỗ và lâm sản trở thành ngành hàng XK chủ lực trong nhóm ngành hàng nông lâm thủy sản, đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trên bình diện quốc tế, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới, đứng thứ 2 châu Á và lớn nhất Đông Nam Á về XK gỗ.
Tuy nhiên, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và chế biến lâm sản (Viforest) khẳng định, đã đến lúc ngành gỗ phải bắt tay vào tái cấu trúc, bao gồm cả tái cấu trúc nguồn nguyên liệu đầu vào. XK dăm gỗ và bột giấy là một minh chứng về sự cần thiết phải chuyển dịch và tái cấu trúc ngành gỗ. Hiện nay dăm gỗ là mặt hàng tiêu thụ nhiều nguyên liệu nhất, chiếm khoảng một nửa nguyên liệu ngành gỗ Việt Nam sử dụng. Trước đây, mỗi năm Việt Nam chỉ XK trên dưới 3 triệu tấn dăm gỗ. Thế nhưng từ năm 2014, do nguyên liệu gỗ nhỏ từ rừng trồng trong nước tăng mạnh và do giá XK dăm tăng, Việt Nam đã XK khoảng 8 triệu tấn dăm gỗ khô mỗi năm và trở thành nhà XK dăm gỗ hàng đầu trong khu vực và trên thế giới với trên 60% XK sang Trung Quốc, phần còn lại xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác.
Điều đáng nói là để XK được 8 triệu tấn dăm gỗ, cần sử dụng tới 16 triệu m3 gỗ. Với giá XK hiện là 121 USD/tấn sang Trung Quốc và 124 USD/tấn sang Nhật Bản, số dăm gỗ nói trên cũng chỉ mang về trên dưới 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, với giá đầu ra như vậy, DN dăm gỗ chỉ có thể thu mua gỗ keo với giá 1 – 1,2 triệu đồng/tấn gỗ, tùy vào kích thước to, nhỏ, gỗ non hay gỗ già. Sau khi nộp thuế XK khoảng 2%, DN dăm gỗ cũng chỉ còn 1-2% lãi. Trong khi đó, trong năm 2017, với mặt hàng ghế ngồi chỉ sử dụng 3,2 triệu m3 gỗ nguyên liệu quy tròn, nghĩa là chỉ bằng 1/5 lượng nguyên liệu ván dăm, các DN Việt Nam đã XK được 1,2 tỷ USD.
“Dĩ nhiên nguồn nguyên liệu làm dăm gỗ khác với gỗ làm ghế và không phải ai cũng làm được ghế XK. Cũng không thể phủ nhận vai trò tạo động lực cho nông dân trồng rừng và có thu nhập ngắn ngày của ngành công nghiệp dăm gỗ. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có chấp nhận tiếp tục làm nhà cung cấp dăm giá rẻ nuôi sống ngành công nghiệp giấy của nhiều nước hay không” – ông Hoài trăn trở. Với chu kỳ trồng rừng chỉ 5 - 6 năm thậm chí 4-5 năm như hiện nay, Việt Nam đang làm trồng trọt để bán rừng non, giống như bán lúa non chứ không phải làm lâm nghiệp. Trong khi đó, trên phạm vi toàn cầu, nhu cầu nguyên liệu giấy không tăng, thậm chí còn giảm, nếu tiếp tục XK nhiều dăm gỗ thì Việt Nam sẽ tự làm khó mình.
Để kéo dài chu kỳ trồng rừng, nhiều DN chế biến gỗ đã liên kết với lâm dân, đưa ra những chính sách hỗ trợ để khuyến khích lâm dân giữ rừng đến năm thứ 10, giúp tăng sản lượng và chất lượng gỗ. Đây là giải pháp mang lại lợi ích kép cho cả Nhà nước, DN và lâm dân. Nghĩa là nguồn cung nguyên liệu tăng lên nhưng không phải tăng diện tích rừng trồng, tăng lượng gỗ lớn cho chế biến, gỗ nhỏ cho XK dăm, sinh khối tận dụng cho XK viên nén gỗ. Năm 2017, Việt Nam đã XK được 1,5 triệu tấn viên nén làm chất đốt với giá 103 USD/tấn. Năm nay giá viên nén đã tăng lên 146 USD/tấn và dự kiến Việt Nam sẽ XK được 2 triệu tấn viên nén. Cùng với phế thải từ thanh lý rừng cao su và thu gom phế thải mùn cưa, dăm bào từ các nhà máy chế biến gỗ, việc tăng được sinh khối từ rừng trồng keo, dự kiến, XK viên nén gỗ sẽ đạt 40-50 tấn trong tương lai, mang về một nguồn thu đáng kể.
“Chìa khóa” thiết kế
Chủ trì hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu” tổ chức tại TP.HCM ngày 8/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ cho ngành chế biến gỗ đạt kim ngạch XK 9 tỷ USD trong năm 2018, năm 2019 đạt 10-11 tỷ USD, năm 2020 đạt 12-13 tỷ USD và năm 2025 đạt 18-20 tỷ USD. Chỉ tiêu này cao hơn nhiều so với kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với 15 tỷ USD năm 2025. Tuy nhiên, theo Thủ tướng, đây không phải là con số viển vông. “Tôi đã nghe ý kiến của các doanh nhân, các hiệp hội, các địa phương, tất cả đều có nguyện vọng phát triển này” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhìn lại sự phát triển của ngành gỗ thời gian qua, tổng thể cả khối lượng nguyên liệu và kim ngạch XK của ngành gỗ đều tăng trưởng tương đương ở mức 12%, nghĩa là ngành gỗ Việt Nam đang phát triển bằng gia tăng đầu vào theo chiều rộng chứ không phải theo chiều sâu bằng khoa học công nghệ, bằng mẫu mã thương hiệu, bằng tay nghề tạo ra sự khác biệt của sản phẩm và bằng kết nối trực tiếp với thị trường. Điều này đặt ra yêu cầu phải thay đổi.
Đọc lại hai câu thơ của ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch HAWA: “Làm nghề mộc phải có hồn thi sĩ/ Tìm ý thơ trên mặt gỗ vô tình”, Thủ tướng muốn nhấn mạnh vai trò của sự sáng tạo trong thiết kế đối với ngành gỗ, giúp nâng giá trị của sản phẩm gỗ lên tầm cao hơn.
Ngành gỗ cần tăng trưởng dựa nhiều hơn vào tăng năng suất, nghĩa là tăng giá trị được tạo ra trên một đơn vị nguyên liệu đầu vào, một ngày công lao động của người Việt, một đồng vốn đầu tư và hướng đến nhóm sản phẩm đồ gỗ có giá trị cao hơn. Các thị trường trong khu vực như Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Indonesia, Thái Lan và gần đây là Trung Quốc đã phải thu hẹp ngành công nghiệp chế biến gỗ vì giá nhân công tăng. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam.
“Việt Nam đã được thế giới biết đến với khả năng gia công, sản xuất đồ gỗ chất lượng cao. Không phủ nhận thực tế ngành gỗ hiện có 80% OEM (gia công), chúng ta sẽ bắt đầu từ nền tảng này, đầu tư nâng cao khả năng sản xuất bằng công nghệ, máy móc… từ đó gây dựng hình ảnh Việt Nam là trung tâm sản xuất đồ gỗ chất lượng cao và thẩm mỹ” – ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA đặt vấn đề.
Theo đó, từ 80% OEM, mục tiêu trong 10 năm tới của ngành chế biến gỗ là phải tiến đến 80% ODM (sản xuất có bản quyền). Các DN cần gia tăng hàm lượng chất xám cho sản phẩm gỗ bằng sự đầu tư công nghiệp sáng tạo, xây dựng bản sắc, phong cách gỗ Việt. Chỉ có đầu tư cho sáng tạo, thiết kế, cùng với bàn tay nghệ nhân để làm cho sản phẩm có linh hồn mới có thể kinh doanh với hàm lượng giá trị gia tăng cao hơn.
“Phải thay đổi suy nghĩ: Đừng đi bán cái bàn, cái ghế nữa, mà phải bán cái đẹp, bán không gian nội thất và đặc biệt là bán giải pháp cho khách hàng. Khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền cho doanh nghiệp nào làm được điều này. Tất cả điều này phải bắt nguồn từ chủ doanh nghiệp, ông chủ muốn công ty như thế nào thì công ty sẽ trở nên như thế” - ông Lê Văn Nga, Tổng giám đốc Công ty Koda Sài Gòn nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Dư địa phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ còn rất lớn. Nhưng để khai thác được dư địa đó thì ngành gỗ cần khắc phục một số tồn tại. Đó là chất lượng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng trong nước còn thấp do khai thác sớm khiến giá trị không cao, chất lượng sản phẩm kém cạnh tranh. Chưa xây dựng được nhiều mô hình liên kết giữa DN và lâm dân để phát triển vùng nguyên liệu chất lượng cao. Việc xây dựng thương hiệu DN, thương hiệu sản phẩm còn yếu. Những DN có tên tuổi như AA, Scansia Pacific… còn rất ít ỏi. Nhiều DN vẫn phải XK thông qua đối tác nước ngoài nên giá trị nhận được còn thấp. Bên cạnh đó, các sản phẩm ngoài gỗ như sâm ngọc linh, quế, hồi, tinh dầu chưa được khai thác tốt để tăng thêm nguồn thu từ lâm nghiệp. Việc thực thi lâm luật còn bất cập, vẫn còn tình trạng phá rừng, tranh chấp đất đai rừng… N.H (ghi) |
相关文章
随便看看