Thủ tướng chỉ đạo rà soát dự án treo,ầnnhậndiệnlãngphínhưlàkẻthùnhận định kosovo ôm đất bỏ hoang gây lãng phí đất đai Làm rõ những “căn bệnh trầm kha” gây lãng phí, thất thoát Tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước hơn 72.000 tỷ đồng |
Nhiều tiêu chuẩn, định mức không còn phù hợp
Tại hội trường, các đại biểu cơ bản đánh giá cao việc thực hiện chính sách tài khóa năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nền kinh tế đối mặt nhiều thách thức, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị…, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2020 đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, thu ngân sách trung ương không đạt dự toán, kỷ luật kỷ cương tài chính có tiến bộ nhưng quản lý chi tiêu ngân sách còn tồn tại hạn chế chưa được khắc phục triệt để…
Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2021, các đại biểu đánh giá với quyết tâm cao, sát sao trong chỉ đạo, điều hành công tác THTK, CLP năm 2021 đã đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng công tác THTK, CLP còn nhiều tồn tại, hạn chế xảy ra ở hầu hết các cấp, các ngành, các lĩnh vực dẫn đến thất thoát, lãng phí nguồn lực nhà nước như: tình trạng ách tắc, sai phạm trong việc mua sắm trang thiết bị y tế, đấu thầu mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, giải ngân chậm vốn ODA chưa được khắc phục, tiến độ thực hiện và khả năng hoàn thành kế hoạch một số dự án trọng điểm. Việc triển khai thực hiện các công trình quan trọng quốc gia còn xảy ra tình trạng chậm trễ, gây lãng phí nguồn lực.
Các đại biểu dự họp chiều 2/6 |
Đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) đánh giá cao Chính phủ, các bộ, ngành trong thời gian qua đã ban hành nhiều quy định khá cụ thể về định mức để làm cơ sở chi tiêu quản lý NSNN, sử dụng tài sản công. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, những tiêu chuẩn, định mức khi không còn phù hợp, xa rời thực tế, sẽ cản trở, gây khó khăn cho việc triển khai nhiệm vụ, gây lãng phí, thất thoát, bất cập. Tiêu biểu là việc bố trí xe công phục vụ công tác.
Từ thực tiễn này, đại biểu Dương Văn Phước đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung nghị định theo hướng nâng định mức xe ô tô phục vụ công tác cho các Ban xây dựng Đảng thuộc các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương tối thiểu 2 xe trên một đơn vị, bổ sung quỹ xe cho tỉnh từ 8 đến 10 xe ô tô tùy đặc điểm, tình hình, diện tích, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh và giao cho UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế để phân bổ…
Đánh giá cao những kết quả đạt được năm qua, song đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) cho rằng, các lĩnh vực quan trọng vẫn diễn ra tình trạng lãng phí, những vi phạm, sai sót ở những mức độ khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý NSNN, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm công, quản lý đất đai, tài sản công, tài nguyên khoáng sản…
Để năm 2022 và các năm tiếp theo công tác THTK, CLP hiệu quả hơn, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng, chúng ta cần nhận diện lãng phí là kẻ thù, đánh giá toàn diện tình hình THTK, CLP theo mức độ, diễn biến, cơ cấu và tính chất. Ví dụ như tham nhũng được đánh giá ở mức rất nghiêm trọng.
Theo đại biểu, công tác đánh giá cần đặc biệt tập trung vào những lĩnh vực có khả năng gây nhiều lãng phí và những hậu quả nặng nề đến nguồn lực của đất nước. Đại biểu đề nghị Chính phủ chú ý đánh giá nguyên nhân chủ quan, nhất là nhận thức, ý thức và trách nhiệm của người đứng đầu. Bởi nếu người đứng đầu có nhận thức, có ý thức và có trách nhiệm THTK, CLP thì chắc chắn cơ quan, tổ chức, đơn vị đó sẽ thực hiện tốt công tác THTK, CLP.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác dự báo, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng, nếu công tác dự báo làm đúng, chúng ta mới có thể chủ động tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả các giải pháp phòng, chống lãng phí. Đặc biệt, chúng ta cũng cần xây dựng các nhóm giải pháp riêng về thực hành tiết kiệm và nhóm giải pháp phòng, chống lãng phí.
Sẽ sửa Nghị định 04 về định mức sử dụng ô tô công
Phát biểu giải trình một số vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ để có kế hoạch để hoàn thiện và khắc phục những tồn tại, hạn chế đại biểu nêu trong công tác THTK, CLP năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc |
Trong đó, Bộ trưởng nhấn mạnh việc sẽ tiếp tục hoàn thiện pháp luật, như Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý tài sản công, Luật PPP và Luật Đất đai. Thực tế hiện nay đang vướng mắc rất nhiều trong việc thực hiện các Luật trên. Đơn cử như Luật Ngân sách, quy định không dùng ngân sách cấp này để chi cho ngân sách cấp khác, nên khi triển khai các công trình đường cao tốc hay các công trình liên vùng mà ngân sách của các tỉnh có điều kiện muốn bỏ ra để giải phóng mặt bằng thì vướng mắc quy định này, phải xin ý kiến của Quốc hội. Hay việc nên tách giải phóng mặt bằng ra khỏi các dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hiện nay, không chỉ với công trình đặc biệt nhóm A, nhóm B mà kể cả nhóm C.
Về vấn đề định mức kinh tế kỹ thuật mà nhiều đại biểu nêu, đặc biệt việc sử dụng xe ôtô, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay hiện Bộ Tài chính đang trình Thủ tướng để sửa đổi Nghị định 04 về định mức ô tô. Theo đó, định mức ôtô sẽ căn cứ vào đơn vị hành chính, vào diện tích, địa hình. “Chúng tôi sẽ lấy ý kiến của các địa phương và các bộ, ngành để sửa lại Nghị định 04 một cách hợp lý”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh một số kết quả đạt được về THTK, CLP trong lĩnh vực điều hành ngân sách. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm 2021 đã tiết kiệm 10% chi thường xuyên và 50% chi phí tiếp khách, hội họp, công tác nước ngoài, với số tiền hơn 14.000 tỷ đồng. Số tiền này đã được đưa vào để mua vắc xin và chi chống dịch. Cùng với khoản ngân sách dự phòng, đây là nguồn lực để chúng ta chủ động về kinh phí, sẵn sàng cho các nhiệm vụ phòng, chống dịch.
Đối với việc THTK, CLP trong bộ máy hành chính nhà nước, kết quả vừa qua cũng rất tích cực. Thực hiện Nghị quyết 39 của Trung ương, cả nước đã giảm biên chế được 10%, giảm bộ máy đơn vị hành chính sự nghiệp được 11,07%. “Chúng tôi sẽ tập trung để tham mưu Chính phủ và tăng cường thanh tra, kiểm tra để thực hiện tốt việc quản lý THTK, CLP một cách tốt nhất”, Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định./.