Theệpphásảnlêntớiconsốlịch thi đấu bóng đá cúp quốc gia đứco tin tức từ Thời báo tài chính Việt Nam, Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của Tổng cục Thống kê cho thấy, số doanh nghiệp phá sản, hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh của cả nước trong tháng Một là 993 doanh nghiệp, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng.
Theo đó, trong tháng 1-2015, VN có 6.867 doanh nghiệp thành lập mới. Ngoài ra, có 2.872 doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nhưng nay quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, số doanh nghiệp gặp khó khăn, buộc phải tạm ngừng hoạt động lại lên tới 9.772 doanh nghiệp, tăng 22,9%, báo Tuổi trẻ đưa tin.
Số doanh nghiệp phá sản chủ yếu có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 1, số doanh nghiệp thành lập mới của cả nước là 6.867 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 31,7 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ năm 2014 về số doanh nghiệp và giảm 27,5% về số vốn đăng ký. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp trong tháng đạt 4,6 tỷ đồng, giảm 20,4%. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 103,5 nghìn người, giảm 7,4%.
Một số ngành, lĩnh vực hoạt động có sự gia tăng về doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ năm trước: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 147,6%; giáo dục và đào tạo tăng 44,9%; kinh doanh bất động sản tăng 41,9%; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác tăng 30,8%.
Theo đánh giá tại báo cáo này, cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn trong giai đoạn khó khăn, đồng thời khuyến cáo rằng ngoài yêu cầu phải giải quyết những hạn chế nội tại, cộng đồng doanh nghiệp VN cần sự hỗ trợ mạnh mẽ, thiết thực hơn nữa từ những chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn của Chính phủ.
Thái Hà
Bán một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam