Nhờ được hỗ trợ từ chương trình “Cảm thông và chia sẻ”,ượtkhnhờCảmthngvchiasẻlịch xem bóng đá hôm nay nhiều gia đình đã được tiếp thêm nghị lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Nhờ thực hiện chương trình “Cảm thông và chia sẻ”, đời sống gia đình anh Sóc Nhỏ đã được cải thiện. Những ngày đầu năm mới Đinh Dậu 2017, chúng tôi có dịp đến thăm gia đình anh Phan Văn Sóc Nhỏ, ở ấp 12, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, một trong những gia đình đã được hỗ trợ từ chương trình “Cảm thông và chia sẻ” trong năm 2016. Trong căn nhà còn nồng mùi vôi mới, vợ chồng anh Sóc Nhỏ cẩn thận lau chùi từng viên gạch bóng loáng. Nhìn chúng tôi, anh Sóc Nhỏ tươi cười, nói: “Nhờ có chương trình mà gia đình tôi mới có được như ngày hôm nay, mừng lắm em ơi”. Theo lời chị Lê Thị Hồng Mai, vợ anh Sóc Nhỏ, lúc trước hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, mọi sinh hoạt trong gia đình đều do chị lo liệu, bởi anh Sóc Nhỏ bị khuyết tật hai chân không thể lao động nặng. “Hàng ngày, tôi đan bợ nhắc nồi bán, ngày nào đắt thì cũng kiếm được ba, bốn chục ngàn đồng, ngày ế cũng năm, mười ngàn đồng, thậm chí có những ngày chẳng ai mua. Trong khi đó, cha chồng bị tai biến, còn mẹ chồng bị hen suyễn. Hai đứa nhỏ lại đang trong tuổi ăn học, nhà thì không cục đất chọi chim, cuộc sống túng thiếu thắt ngặt lắm”. Vì lẽ đó, dẫu căn nhà lá nơi tá túc của 6 thành viên trong gia đình đã xuống cấp, dột nát đến nỗi mùa mưa không có chỗ để ngủ, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên đành chịu. Trước hoàn cảnh khó khăn ấy, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Đài PT-TH Hậu Giang đã thực hiện chương trình “Cảm thông và chia sẻ”, nhờ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân gần xa nên gia đình anh chị đã vượt qua phần nào khó khăn, đặc biệt có căn nhà vững chãi để ở. Trong tâm trạng phấn khởi, chị Mai cho biết: “Nếu không có sự giúp đỡ chắc gia đình tôi vẫn đang trong cảnh bế tắc, chính sự san sẻ của mọi người đã tiếp thêm động lực để chúng tôi có thể đối diện và vượt qua khó khăn, thử thách, vươn lên trong cuộc sống”. Trò chuyện cùng anh chị, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của gia đình khi phần nào vượt qua cơn khốn khó. Giờ đây, hàng ngày anh đi bán vé số, cũng kiếm được sáu, bảy chục ngàn đồng mỗi ngày. Còn chị Mai, ngoài nuôi heo cũng học thêm nghề may. “Được như hiện tại tôi rất mừng, nhiều đêm nghĩ lại cứ ngỡ là mơ. Với sự giúp sức của mọi người, vợ chồng tôi sẽ cố gắng lo cho hai con học hành đàng hoàng, để có nghề nghiệp ổn định, nhằm thoát khỏi cảnh nghèo như ông bà cha mẹ chúng nó ngày xưa”, anh Sóc Nhỏ bộc bạch. Rời nhà anh Sóc Nhỏ, chúng tôi tiếp tục đến thăm gia đình ông Trần Văn Tú, ở ấp 6, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, cũng là nhân vật của chương trình “Cảm thông và chia sẻ” trong năm 2016. Hiện nay cuộc sống vẫn còn khó khăn, nhưng với gia đình ông Tú được như vầy là quý lắm rồi. Và cái Tết Nguyên đán này là cái tết đáng nhớ nhất với gia đình ông. Ông Tú chia sẻ: “Hồi trước, nghèo túng bệnh tật bủa vây, tết nhứt cũng như ngày thường, có sắm sửa gì đâu. Năm nay, được thực hiện chương trình “Cảm thông và chia sẻ”, nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của mọi người, đời sống cũng bớt phần nào khốn khó, nên cả nhà mới đúng là có tết”. Từ nhỏ, ông Tú đã mắc chứng sốt bại liệt, căn bệnh này để lại di chứng tật nguyền ở chân của ông, việc đi lại rất khó khăn. Dù bị tật nguyền nhưng hàng ngày ông Tú vẫn đi giăng lưới kiếm cá hay phụ giúp vợ trong việc chăn nuôi gà vịt, nhờ đó đời sống kinh tế cũng tạm ổn qua ngày. Từ năm 2008 đến nay, sức khỏe ông suy yếu, ông thường xuyên bị chóng mặt, việc đi lại cũng bị hạn chế nên không thể lao động như trước. Mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày đều phụ thuộc vào công việc làm thuê, làm mướn của vợ ông là bà Phan Thị Thum. Đến năm 2014, bà Thum bị bệnh tai biến, tay phải bị liệt, tinh thần lúc nhớ lúc quên, nên không thể đi làm được nữa. Từ đó, đời sống gia đình càng thêm túng quẫn. Ngước nhìn mái tôn sáng lóa, ông Tú nói: “Tất cả khó khăn giờ đây đã là quá khứ rồi, hiện tại cuộc sống của gia đình cũng phần nào được ổn định. Bệnh tình của vợ tôi cũng được điều trị đều đặn, nên sức khỏe cũng được cải thiện hơn. Giờ đây, cả nhà tôi đã có được căn nhà vững chãi để ở, đây là ước mơ mà chúng tôi cứ nghĩ không thể nào thực hiện được”. Người con thứ hai của ông bị khiếm thị bẩm sinh đang học ở Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh, người con trai út thì học trung cấp thú y ở Trường Trung cấp Nghề Hậu Giang. Riêng bản thân ông Tú ngoài chăm sóc người vợ bị bệnh, ông còn trồng thêm ít khổ qua, cũng có tiền xoay xở hàng ngày. Chia tay gia đình ông Tú ra về, chúng tôi nhận thấy dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng tinh thần của cả gia đình đã trở nên phấn chấn hơn, gia đình đã có thêm niềm tin, nghị lực để vươn lên và đối diện với những trở ngại trong cuộc sống. Mỗi chương trình đi qua thật sự đã mang lại mùa xuân mới cho những gia đình còn nhiều khó khăn, giúp mọi người có thêm điều kiện để vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống…
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU |