当前位置:首页 > La liga > 【lịch thi đấu cúp c2 tối nay】Nhiều nguyên nhân khiến án dân sự chậm thi hành

【lịch thi đấu cúp c2 tối nay】Nhiều nguyên nhân khiến án dân sự chậm thi hành

2025-01-26 02:47:36 [Thể thao] 来源:88Point

Mỗi năm,ềunguynnhnkhiếnndnsựchậlịch thi đấu cúp c2 tối nay ngành thi hành án dân sự (THADS) tỉnh thụ lý gần 10 ngàn vụ việc, nhưng chỉ có khoảng 1/3 vụ việc được giải quyết dứt điểm trong năm. Theo cơ quan THADS tỉnh, án tồn, chậm thi hành, khó thi hành... do rất nhiều nguyên nhân.

Một buổi tập huấn nghiệp vụ trực tuyến tại Cục THADS tỉnh.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, các cơ quan THADS trên địa bàn tỉnh thụ lý 8.754 vụ việc, số tiền hơn 900 tỉ đồng. Đến nay, đã thi hành đạt 3.080 việc có điều kiện thi hành, tương ứng số tiền hơn 230 tỉ đồng.

Cục THADS tỉnh cho biết, hiện có 2 loại vụ việc rất khó thi hành án gồm: thi hành án đối với phần trách nhiệm dân sự của người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù; hai là vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng. Trong đó, số án tín dụng, ngân hàng phải giải quyết trong năm 2019 là 363 việc/269 tỉ đồng. Tuy nhiên, với loại án này, cơ quan THADS mới chỉ giải quyết được 29 việc với 46 tỉ đồng.

Nguyên nhân của tình trạng tồn đọng được xác định là do người phải thi hành án sau khi chấp hành xong hình phạt tù không trở về địa phương, chính quyền địa phương không xác định được nơi cư trú, không có nghề nghiệp ổn định, không có tài sản để thi hành án... Với các vụ thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng, phần lớn trước khi yêu cầu thi hành án, ngân hàng và tổ chức tín dụng đã tìm mọi cách để thỏa thuận xử lý tài sản thanh toán nợ. Khi phương án thu hồi nợ bế tắc mới yêu cầu cơ quan THADS thực hiện thi hành án.

Ngoài ra, có nhiều vụ vỡ nợ, nhất là nợ hụi, một người phải thi hành án cho nhiều người với giá trị rất lớn. Một vài đương sự cố ý tẩu tán tài sản hoặc có tài sản nhưng đã thế chấp vay ngân hàng nên rất khó khăn trong việc kê biên, phát mãi tài sản để thu hồi tiền trả nợ…

Để tháo gỡ án tồn nhiều năm, án không có điều kiện thi hành, cơ quan THADS tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ, trong đó phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh rà soát, lập hồ sơ và đề nghị tòa án các cấp xét miễn, giảm đối với nhiều trường hợp là đối tượng đang chấp hành án phạt tù. Cùng với đó, những đối tượng chây ì, không tự nguyện thi hành, cơ quan THADS sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế, thu hồi tài sản. 

Ngoài ra, công tác THADS hiện nay còn vướng mắc về những trường hợp chậm thi hành hoặc chậm bàn giao tài sản kể cả khi đã bán đấu giá xong.

Đơn cử như vừa qua, tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Châu Thành của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, một cử tri ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành phản ánh việc mua trúng đấu giá tài sản với số tiền hơn 500 triệu đồng nhưng chưa được giao tài sản.

Cụ thể, người dân đã nộp đủ tiền mua đấu giá nhưng gần 1 năm qua chưa thể nhận được tài sản trúng đấu giá vì chủ sở hữu phần đất này đang phát sinh tranh chấp di sản với 4 người khác. Hiện Chi cục THADS huyện Châu Thành phải chờ kết quả giải quyết của TAND huyện đối với các tranh chấp nêu trên mới có căn cứ giao tài sản cho người mua trúng đấu giá.

Theo Cục THADS tỉnh, ngoài các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc thi hành án dân sự tồn, án chậm thi hành, còn có nguyên nhân do chấp hành viên các cơ quan THADS chưa bám sát kế hoạch của ngành đã đề ra; trong quá trình giải quyết các vụ việc thi hành án vẫn còn tình trạng thiếu kiên quyết, chưa mạnh dạn đề xuất giải pháp để giải quyết dứt điểm. Nguyên nhân này xuất phát từ trình độ, thái độ, trách nhiệm từng cá nhân chấp hành viên trong thực thi nhiệm vụ.

Trước những vướng mắc, tồn tại chủ quan lẫn khách quan dẫn đến việc THADS tồn đọng, chậm thi hành… Cục trưởng Cục THADS tỉnh Sơn Duy Oai đã chỉ đạo chi cục THADS các địa phương tập trung toàn lực trong giải quyết án; rà soát, kiểm tra, phân loại án đối với 100% số án phải thi hành, bảo đảm chính xác, thực chất về số việc có điều kiện và chưa có điều kiện; tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc có điều kiện thi hành còn tồn đọng từ những năm trước.

Tuy nhiên, ông Oai cũng cho rằng, án tồn đọng, án chậm thi hành nếu do con người thì đơn vị có giải pháp uốn nắn, đôn đốc, hỗ trợ; còn án tồn, chậm thi hành hoặc không có điều kiện thi hành do người phải thi hành án có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, điều kiện thi hành án không có, tài sản kê biên bán đấu giá của họ không có giá trị, bán nhiều lần không ai mua hoặc tài sản nằm trong quy hoạch các dự án… thì rất cần một cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ cho ngành.

Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读