当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【ketquabongda.】Bình Định ưu tiên đầu tư khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần tăng trưởng kinh tế

Đẩy mạnh khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo,ìnhĐịnhưutiênđầutưkhoahọccôngnghệvàđổimớisángtạogópphầntăngtrưởngkinhtếketquabongda. thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại Bình Đình. Ảnh minh họa

Theo Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định Nguyễn Hữu Hà, tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh tăng đều qua các năm: Từ 33,18% năm 2021, 41,95% năm 2022 và đạt 40,34% năm 2023, đạt gần với mục tiêu đề ra từ 38-42% cho giai đoạn 2020-2025. Tốc độ đổi mới công nghệ cũng ghi nhận sự tiến bộ rõ rệt từ 7,5% năm 2020 lên 17,39% năm 2022, tiến gần tới mục tiêu 17-20% mỗi năm.

Đáng chú ý, tỉnh Bình Định đã hình thành mới 10 doanh nghiệp KHCN và hỗ trợ thương mại hóa nhiều sản phẩm sáng tạo, kết quả nghiên cứu. Bình Định đang phát triển Khu đô thị Khoa học Quy Hòa với nòng cốt là Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành, đồng thời xây dựng Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - Đô thị phụ trợ, tiến đến hình thành Trung tâm Trí tuệ nhân tạo tại Bình Định.

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tỉnh đã có 33 đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích, được cấp 3 bằng độc quyền sáng chế và 3 bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Ngoài ra, tỉnh đã có 85 đơn đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp và được cấp 46 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 2.460 đơn đăng ký nhãn hiệu và được cấp 1.470 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đặc biệt, tỉnh vừa xác lập thành công chỉ dẫn địa lý "Bình Định" cho sản phẩm mai vàng và đã có 66 nhãn hiệu cộng đồng gắn với chỉ dẫn địa danh được đăng ký bảo hộ.

Một điểm nổi bật là công tác quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng được tăng cường mạnh mẽ. Các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh đã áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001. Theo đó, vào ngày 03 tháng 01 năm 2024, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 02/QĐ-VPUBND về việc duy trì và mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN 9001:2015 tại Văn phòng UBND tỉnh. Quyết định này nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, hỗ trợ công tác cải cách hành chính, và cải thiện chỉ số cải cách hành chính của cơ quan.

Bên cạnh việc áp dụng ISO 9001:2015, Bình Định cũng chú trọng đến việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong duy trì và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này. Tỉnh đã triển khai xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng trong năm 2024, xây dựng mục tiêu chất lượng của cơ quan và kiểm tra việc thực hiện, đồng thời rà soát, sửa đổi bổ sung các quy trình cho phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật.

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN&ĐMST tại Bình Định cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong lĩnh vực khoa học y dược, tỉnh tập trung nghiên cứu các loài cây dược liệu có khả năng hạn chế một số bệnh thường gặp và ứng dụng duy trì các kỹ thuật cao, chuyên sâu. Trong nông nghiệp, tỉnh đã tuyển chọn và đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Bình Định đối với hoạt động KHCN&ĐMST, ghi nhận các kết quả ngành KH&CN của tỉnh đạt được. Thứ trưởng đề nghị tỉnh tập trung nguồn lực đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, ươm tạo công nghệ, đổi mới sáng tạo trong các tổ chức KHCN và doanh nghiệp, tăng cường hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Bình Định tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và phát triển KHCN trong các ngành, lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực KHCN&ĐMST. Tỉnh cũng cam kết duy trì và phát huy giá trị tài sản trí tuệ đã được hình thành, góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương.

Duy Trinh(t/h)

分享到: