【bdkq việt nam】Việt Nam trân trọng và quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA
作者:Cúp C2 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:43:49 评论数:
>> Việt Nam tiếp tục nhận được ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng tài trợ quốc tế
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh,ệtNamtrântrọngvàquảnlýhiệuquảnguồnvốbdkq việt nam trong 20 năm qua, Chính phủ các nước tài trợ, các định chế tài chính quốc tế, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài đã luôn dành cho Việt Nam sự ủng hộ mạnh mẽ, những nguồn lực to lớn và sự hỗ trợ kỹ thuật quý báu để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển và đổi mới đất nước.
Theo đó, nguồn ODA dành cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: hỗ trợ cân đối tài chính vĩ mô; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, nhất là giao thông vận tải, điện năng, thủy lợi, cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn; phát triển y tế, giáo dục và đào tạo; phát triển nông nghiệp kết hợp xóa đói, giảm nghèo; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu,…
Thủ tướng trân trọng đánh giá cao và bày tỏ cảm ơn chân thành, sâu sắc đối với Chính phủ các nước tài trợ, các định chế tài chính quốc tế, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài.
“Đối với chúng tôi, sự hỗ trợ của các bạn không chỉ là những đồng vốn quý báu lúc Việt Nam còn nghèo, những hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn chính sách phát triển khi Việt Nam còn rất khó khăn trong chuyển đổi nền kinh tế mà còn mang đậm tình hữu nghị, tính nhân văn, tinh thần cộng đồng tương trợ lẫn nhau...”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Chính phủ Việt Nam sẽ luôn trân trọng và quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA của cộng đồng quốc tế". Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ hiệu quả cho Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống chính sách, tăng cường năng lực thể chế, cải cách hành chính, chuyển đổi nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý tiên tiến,… Qua đó, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của một số ngành kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thúc đẩy thương mại, đầu tư và phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
Thủ tướng cho biết bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, quá trình quản lý, sử dụng ODA ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế về năng lực hấp thu viện trợ quốc gia, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA còn chậm so với kế hoạch, thủ tục trong nước vẫn còn phức tạp, khác biệt với quy định của các nhà tài trợ quốc tế...
Nhìn lại chặng đường hợp tác đã qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu một số bài học kinh nghiệm để Việt Nam và các nhà tài trợ hợp tác tốt hơn trong giai đoạn phát triển mới.
Thứ nhất là vai trò làm chủ quốc gia về chủ trương, chính sách và các mục tiêu phát triển với sự đồng tình và ủng hộ của các đối tác phát triển. Đây là yếu tố thể hiện tinh thần tự chủ, phát huy mạnh mẽ nội lực của chính mình và là một yếu tố quan trọng để hình thành mối quan hệ đối tác hợp tác phát triển hiệu quả.
Thứ hai là bảo đảm nguồn lực đối ứng. Việc bảo đảm nguồn lực đối ứng kịp thời, phù hợp là sự thể hiện nỗ lực và trách nhiệm cao của Chính phủ trong quan hệ đối tác hợp tác phát triển.
Thứ ba là tạo môi trường pháp lý thuận lợi, tiến gần tới các chuẩn mực quốc tế. Các quy định quản lý và sử dụng ODA phải ngày càng đồng bộ, rõ ràng, minh bạch và hài hoà hơn với quy định của các nhà tài trợ là một yếu tố quan trọng cho việc triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án ODA.
Thứ tư là nâng cao chất lượng đối thoại chính sách phát triển. Trong bối cảnh phát triển mới Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam thường niên (VPDF) tập trung đối thoại về chính sách và mở rộng sự tham gia của các bên, kết nối giữa đối thoại chính sách ở cấp ngành với cấp quốc gia.
Đại diện các nhà tài trợ ODA đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam đạt được trong 20 năm qua. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong quá trình thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, Chính phủ Việt Nam chủ trương trước hết phát huy tối đa nội lực, mở rộng sự tham gia của các chủ thể công và tư cho phát triển, đồng thời thực hiện chính sách chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài.
Trong đó, nguồn lực ODA luôn giữ vai trò quan trọng để hỗ trợ thực hiện các ưu tiên phát triển, các đột phá chiến lược, bao gồm: Các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình và dự án về phát triển hạ tầng cơ sở, xây dựng chính sách và phát triển thể chế, tăng cường năng lực, chăm sóc sức khỏe cho người dân, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh,...
“Chính phủ Việt Nam sẽ luôn trân trọng và quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA của cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẽ không phụ lòng tin của các bạn”, Thủ tướng khẳng định.
Trên nền tảng vững chắc của quan hệ đối tác phát triển đã được xây dựng và thử thách trong 20 năm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng sự hợp tác giữa Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn, hiệu quả cao hơn trong việc hỗ trợ Việt Nam củng cố vững chắc thành quả phát triển đã đạt được, tiếp tục đưa đất nước phát triển bền vững, thịnh vượng. Trong quá trình ấy, Việt Nam sẽ tích cực đóng góp sức mình để hỗ trợ các quốc gia, đối tác khác trong cộng đồng quốc tế cùng phát triển, cùng thịnh vượng./.
Đ.T (theo chinhphu.vn)