发布时间:2025-01-10 09:21:29 来源:88Point 作者:Cúp C1
Tỷ lệ bao phủ vắc xin ngừa Covid-19 ở Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung đạt tỷ lệ cao,ườinhiễbảng tỷ lệ cá cược bóng đá dịch bệnh đã được kiểm soát. Tuy nhiên, hiện người dân vẫn còn băn khoăn trong trường hợp nhiễm Covid-19 thì phải xử trí như thế nào.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho người dân
Dịch bệnh giảm, tỷ lệ bao phủ vắc xin cao
Trao đổi với P.V, bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Hiện nay tỷ lệ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đã đạt tỷ lệ bao phủ cao trên phạm vi toàn tỉnh, tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong có liên quan đến Covid-19 liên tục giảm sâu, phần lớn các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không có biểu hiện hoặc có triệu chứng nhẹ. Dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát. Điển hình trong tháng 9-2022, số ca mắc của tỉnh là 889 ca, giảm 13,7% so với tháng 8-2022, số nhập viện điều trị là 108 ca, không có ca tử vong. Trong những ngày gần đây, mỗi ngày tỉnh ghi nhận từ 10 - 20 ca nhiễm và chủ yếu điều trị tại nhà. Dịch bệnh giảm nhưng ngành y tế vẫn duy trì chế độ đánh giá cấp độ dịch bệnh theo quy mô cấp xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 281/ QĐ-BYT của Bộ Y tế. Nhiều tuần qua, 91/91 xã, phường, thị trấn đều đạt cấp độ dịch 1, “bình thường mới”.
Số liệu thống kê trên hệ thống quản lý tiêm chủng Covid-19 cho thấy, tính đến nay toàn tỉnh đã tiêm được hơn 7,4 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19, trong đó đã tiêm mũi 1 hơn 2,8 triệu liều, hơn 2,4 triệu mũi 2, mũi 3 hơn 1,7 triệu liều và mũi 4 hơn 371.000 liều. Tính theo độ tuổi, toàn tỉnh đã tiêm được hơn 354.000 liều vắc xin ngừa Covid-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi. Trong khi trẻ từ 12 - 17 tuổi đã tiêm được 480.000 liều và người từ 18 tuổi trở lên tiêm được hơn 6,5 triệu liều. Như vậy, tỷ lệ dân số Bình Dương tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 1 đạt gần 140% dân số, mũi 2 hơn 129% và mũi 3 hơn 85% dân số. Tuy nhiên, đây chỉ là số liệu thống kê trên hệ thống quản lý tiêm chủng Covid-19, thực tế số người tiêm vắc xin tại tỉnh cao hơn rất nhiều.
Từ thực tế tại Bình Dương và các địa phương trong cả nước, Bộ Y tế đã điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19, các biện pháp y tế và người tiếp xúc gần. Sự điều chỉnh này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế dịch bệnh trên bình diện chung cả nước. Đây cũng là phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.
Báo ngay cho cơ sở y tế địa phương nếu nhiễm Covid-19
“Dịch bệnh Covid-19 giảm sâu, tỷ lệ nhiễm rất thấp trong khi đó tỷ lệ bao phủ vắc xin cao. Hiện một số người dân băn khoăn không biết xử lý như thế nào nếu nhiễm Covid-19. Khi có kết quả dương tính với Covid-19 phải báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn, chăm sóc, điều trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm theo quy định”, bác sĩ Huỳnh Minh Chín cho biết thêm.
Liên quan đến thay đổi định nghĩa ca bệnh trong bối cảnh hiện nay, PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, hiện nay định nghĩa về ca bệnh Covid-19 và biện pháp y tế đã được Bộ Y tế điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế dịch bệnh trên cả nước. Theo đó, ca bệnh giám sát hay ca bệnh nghi ngờ là một trong số các trường hợp có yếu tố dịch tễ, có biểu hiện triệu chứng sốt, ho hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng: Sốt, ho, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, đau, nhức đầu, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, giảm hoặc mất khứu giác, giảm hoặc mất vị giác, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó thở; là người có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính hoặc viêm đường hô hấp cấp tính nặng, viêm phổi nặng nghi do vi rút có chỉ định nhập viện.
“Đặc biệt, điều chỉnh lần này, ca bệnh xác định được phân định rõ là người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR, có triệu chứng lâm sàng và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với Covid-19 hoặc có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với Covid-19. Tất cả các ca bệnh giám sát, ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định đều thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm, cách ly, xét nghiệm, điều trị, chăm sóc theo quy định của Bộ Y tế”, PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu nói.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lan truyền ca bệnh xác định, F1 cần phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp y tế, trước tiên cần bảo đảm biện pháp phòng tránh lây nhiễm. F1 cần tự theo dõi sức khỏe, đối với trẻ em, học sinh thì cha mẹ, người giám hộ, giáo viên theo dõi sức khỏe; khi có triệu chứng của bệnh sốt và ho hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sốt, ho đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, đau, nhức đầu, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi… cần báo ngay cho cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy đ ịnh.
相关文章
随便看看