La liệt cổ phiếu giảm sàn Về cuối phiên hôm nay,ứngkhoánmởcửathángVỡmộkết quả bóng đá world cup, hôm nay thị trường đã phục hồi một chút khỏi đáy, nhưng vẫn còn 85 mã giảm sàn trong khoảng 390 mã giảm giá. Lúc thị trường kém nhất, có tới trên 100 mã giảm sàn, kể cả một số blue-chips như GMD, HSG, IJC, OGC, thậm chí là SSI cũng thiếu chút nữa giảm hết biên độ. Giao dịch này có phần bất ngờ với những nhà đầu tư kỳ vọng vào một đợt tăng mới sau kỳ nghỉ, nhưng thực tế, biến động hôm nay do nhiều nhà đầu tư không chịu nổi áp lực, chấp nhận cắt lỗ mạnh tay. Dòng tiền đã chơi một ván bài khôn ngoan, không chịu mua giá cao và rốt cục sức ép tâm lý ở phía nhà đầu tư cầm cổ phiếu lại lớn hơn. Thị trường đã không suy sụp ngay từ đầu, mà trải qua những diễn biến phù hợp với chuyển biến tâm lý. Đầu phiên, GAS vẫn làm tốt nhiệm vụ cải thiện điểm số, tạo một vẻ tăng khá tốt tại VN-Index. Hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” diễn ra đi kèm với mức thanh khoản rất kém. Khi thanh khoản không được cải thiện như kỳ vọng, người cầm cổ bắt đầu mất kiên nhẫn và bán ra nhiều hơn. Mặc dù những phiên trước kỳ nghỉ, VN-Index vẫn tăng nhưng mức tăng của cổ phiếu rất kém. Hiện tượng đẩy trụ đã khiến nhiều nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu cụ thể bị ru ngủ. Mức mất giá của cổ phiếu lớn hơn nhiều mức biến động của điểm số, thậm chí khi điểm số tăng, phần lớn cổ phiếu vẫn giảm giá. Rất nhiều cổ phiếu đã giảm thủng mức đáy cách đây hai tuần, nghĩa là ngay cả nhà đầu tư bắt được đáy, nếu không chốt lời sớm trước kỳ nghỉ, đến hôm nay cũng không còn lợi nhuận và đa số là lỗ. Thậm chí có thể nhà đầu tư đã thực hiện margin để bắt đáy và khi giá giảm thủng cả mức đáy trước đó, áp lực cắt lỗ xuất hiện mạnh hơn. Lượng bán bán tống bán tháo giá rẻ là nguyên nhân chính dẫn đến thanh khoản tăng hôm nay. Có thể thấy áp lực giảm gia tăng mạnh mẽ trong buổi chiều. Khối lượng bán ra càng lúc càng tăng và ép giá giảm sâu hơn, từ đó lại tạo áp lực tâm lý lớn hơn. VN-Index đóng cửa phiên đầu tháng 5 với mức giảm tới 2,28% và HNX-Index giảm 3,16%. Đây là mức giảm lớn nhất trong 8 phiên của cả hai chỉ số này. Toàn thị trường đã không còn cổ phiếu trụ. Ngay cả GAS, niềm hi vọng lớn nhất trên HSX, động lực của đợt phục hồi trước kỳ nghỉ, hôm nay cũng phải chấp nhận dừng lại ở tham chiếu. Lúc cao nhất GAS tăng 2,51%, đẩy VN-Index tăng điểm bất chấp VNM, VIC, VCB, BVH, DPM, MSN giảm sâu. Khi GAS không còn duy trì được mức tăng, thị trường quay trở lại đúng với bản chất vì không thể có chuyện chỉ số tăng điểm trong khi quá 3/4 số cổ phiếu giảm giá. Ở HNX, hàng loạt cổ phiếu dẫn dắt giảm ghê gớm: SHB mất 8,25%, PVS giảm 3,85%, PGS giảm 2,05%, VCG giảm 9,29%, VND giảm 6,29%, KLS giảm 7,63%, BVS giảm 7,58%, SHS giảm sàn, PVX giảm 7,84%, SCR giảm 8,79%... Tại HSX thì BVH giảm 5,4%, CII giảm 5,1%, EIB giảm 2,3%, FPT giảm 3,6%, GMD giảm 6,5%, HAG giảm 3,5%, HPG giảm 2,8%, HSG giảm 6,9%, IJC giảm 6,5%, ITA giảm 3,6%, MSN giảm 5,2%, OGC giảm 5,5%, VNM giảm 1,44%, VIC giảm 1,54%, VCB giảm 5,9%... Mức giảm cực mạnh nói trên không thể coi là một đợt điều chỉnh thông thường. Mức giảm này phản ánh một sự hoảng loạn nhất định. Thanh khoản tăng - lo ngại mới Top 5 giao dịch NĐTNN Mã CK KL mua ròng GT mua ròng (tỉ đồng) DPM 317,450 10,8 DPR 170,530 7,3 ITA 960,920 7,9 PVD 61,760 5,1 GAS 46,610 4,7 Mã CK KL bán ròng GT bán ròng (tỉ đồng) VIC 355,140 22,9 MSN 51,000 4,7 EIB 355,000 4,6 BVH 110,550 3,9 STB 196,730 3,8 Thanh khoản hôm nay tăng rất khá. Tổng giá trị khớp lệnh thị trường đạt 1.817,8 tỷ đồng, tăng 82% so với phiên cuối cùng trước kỳ nghỉ và là mức cao nhất trong 6 phiên. Thanh khoản gia tăng mạnh mẽ như vậy đáng lẽ phải mừng, vì thị trường thoát khỏi cảnh dòng tiền thiếu hụt trong 2 tuần trước. Tuy nhiên với cường độ bán ra mạnh mẽ, đẩy hàng trăm cổ phiếu sụt giảm trên 2-3% chỉ trong một phiên thì thanh khoản tăng chưa phải là điều được chờ đợi. Lượng bán bán tống bán tháo giá rẻ là nguyên nhân chính dẫn đến thanh khoản tăng, chứ không phải dòng tiền quay lại mua hào hứng như chờ đợi sau kỳ nghỉ. Áp lực bán rất mạnh ở nhiều cổ phiếu hôm nay được cho là có bóng dáng của hiện tượng giải chấp. Tin đồn lan khắp nơi về lượng margin tăng lên trong đợt phục hồi kỹ thuật 2 tuần trước. Rất khó kiểm chứng những thông tin như vậy nhưng lượng hàng lớn được tung ra trong phiên hôm nay, đặc biệt là buổi chiều rất khó giải thích. Phần lớn giao dịch hôm nay trong vòng T+8 là lỗ. Áp lực cắt lỗ quyết liệt như vậy lại không giống với những hoạt động bắt đáy tuần trước kỳ nghỉ, vì rất nhiều nhà đầu tư cảm nhận hiện tượng khô kiệt thanh khoản là dấu hiệu của đáy. Nhà đầu tư nước ngoài đã tăng mua ở HSX hôm nay khi giá sụt giảm mạnh. Đây là hiện tượng thường thấy. Khối lượng mua ở HSX tăng 66% và giá trị tăng 29% đã giúp cải thiện đáng kể thanh khoản. Mặc dù tăng mua, khối ngoại vẫn xả mạnh một số cổ phiếu lớn khiến giá bị ảnh hưởng mạnh. GAS tiếp tục được khối này mua nhưng VIC, VCB, MSN, EIB, BVH, OGC bị xả nhiều. Tổng thể hai sàn nhận được chưa tới 18 tỷ đồng mua ròng ở hai sàn khớp lệnh, không phải là con số lớn. Theo quá khứ thì tháng 5 không phải là tháng mà dòng vốn nước ngoài mua mạnh trên thị trường. Khó có thể trông đợi vào lực mua này vì tỉ trọng dòng vốn ngoại chỉ chiếm dưới 15% toàn thị trường. Ngay như GAS trong những phiên gần đây được khối ngoại đẩy giá lên, rốt cục cũng không thể tạo đột biến cho toàn thị trường. Thị trường chỉ có thể trông đợi vào mặt bằng giá điều chỉnh ổn định và giảm bớt các áp lực ngắn hạn, chẳng hạn như margin. HSX HNX Giá trị Khớp lệnh Khối lượng Khớp lệnh Giá trị Khớp lệnh Khối lượng Khớp lệnh 1.333 tỷ đồng (+80%) 73,6 triệu (+60%) 480,8 tỷ đồng (+88%) 48,8 triệu (+83%) 5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn) HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn) SSI (80,6) - (6%) SHB (68,3)-(14,2%) FPT (75,4) - (5,7%) PVS (51,7)- (10,7%) FLC (62) - (4,6%) KLS (42,1) - (8,8%) HAG (61,8) - (4,6%) SCR (39,8) - (8,3%) TCM (57,7) - (4,3%) PVX (31,4) - (6,5%) Khánh Nhi |