您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【nhận định pohang】Con đường hoàn lương

Cúp C299257人已围观

简介Từng là dân “anh chị” chỉ biết tới bài bạc, đánh nhau, h&uacu ...

Từng là dân “anh chị” chỉ biết tới bài bạc,đườnghonlươnhận định pohang đánh nhau, hút chích và mua bán chất cần sa ma túy, rồi vướng vòng lao lý, nhưng sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về cuộc sống đời thường, Nguyễn Văn Ngon (Mười Ngon) ngụ ấp Đông Phú A, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, quyết làm lại cuộc đời và anh đã tìm ra cho mình một hướng đi mới.

Vườn mít anh Ngon sắp đến ngày thu hoạch.

Tôi tìm gặp anh trong một buổi chiều muộn, căn nhà nhỏ nằm sâu trong khu vườn mít, rộng khoảng hơn 2.000m2, đang đơm hoa kết trái. Anh cán bộ Công an xã đi cùng nói với tôi: “Sau khi anh Ngon chấp hành xong án phạt 11 năm tù (2005-2016) can tội sử dụng và chứa chấp, mua bán chất ma túy, cho dù cuộc sống hiện tại còn lắm khó khăn, nhưng với quyết tâm chí thú làm ăn để làm lại cuộc đời, ít khi anh tiếp đón người lạ vào nhà, nên cửa rào nhà anh luôn đóng kín”.  Có lẽ những ngày tháng sống trong môi trường giáo dục thu nhỏ ấy, anh Ngon chưa quên được mặc cảm, vì vậy, sự gần gũi của gia đình, sự quan tâm của hàng xóm và chính quyền địa phương trong thời gian qua, đã giúp anh phần nào vượt qua gian khó. Tuy cuộc sống khép kín, ít giao du với bạn bè, nhưng với láng giềng hàng xóm, anh Ngon luôn giữ mối quan hệ tốt. Ngoài ra, anh còn làm được nhiều việc có ích cho xã hội, bà con hàng xóm như một mình đi vá đường, bồi lộ, phát quang bụi rậm, hiến đất làm đường, xây cầu và tham gia lao động cho nhiều công trình phúc lợi công cộng khác của địa phương.

Nếu không phải là người bản xứ, chắc không ai tin rằng, với một người có vẻ hiền lành cần mẫn như anh, lại là một tay ăn chơi, nghiện ngập có tiếng một thời. Giờ nhớ lại anh Ngon vô cùng hối hận, giá như ngày xưa anh đừng nông cạn sa ngã vào cái thứ chết trắng ấy, lo chí thú làm ăn, thì giờ đây, anh cũng có nhà cao cửa rộng, vợ đẹp, con ngoan như bao bạn bè đồng trang lứa. Lương tâm anh luôn ray rứt, bởi không chỉ mình tự hủy hoại đời mình, mà còn làm liên lụy đến bao người khác. Rồi anh tự nhủ lòng “thôi thì trước ngã đâu, giờ đứng dậy ở đó”, vì bên cạnh anh còn có rất đông người ủng hộ. Tuy cuộc sống hiện tại còn thiếu trước hụt sau, nhưng suy cho cùng, anh cũng đã khá hơn nhiều, so với một số bạn “cùng thời” của 10 năm về trước. 

Là đôi bạn thân từ rất sớm, thay vì ngày anh Ngon bị bắt vào tù, anh Bảy Đỏ (Trần Văn Đỏ), ngụ ấp Thạnh Lợi A2, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, dừng lại cuộc chơi thì sẽ không dấn thân vào vòng lao lý. Sinh ra trong một gia đình đông anh em, cha mẹ mất sớm, Bảy Đỏ một mình tự lực cánh sinh, anh đi nhiều nơi, làm nhiều việc, trong những ngày rong ruổi mưu sinh, anh tập tành theo chúng bạn hút chích chất ma túy, bỏ mặc vợ con đói no anh không biết. Có tiền, anh chỉ biết lao vào vòng xoáy bạc bài, ăn nhậu, “ôm ấp” nàng tiên nâu, để rồi từ con nghiện, anh trở thành người mua bán cái chết trắng giết người này. Bản án hơn 10 năm (2007-2018) tù mà luật pháp dành cho anh về tội sử dụng và tàng trữ mua bán chất ma túy, anh Đỏ cho rằng “đó là cái giá mà tôi phải trả thích đáng, không gì oan ức”. Những ngày tháng dài cải tạo trong trại giam, thâm tâm anh luôn dằn vặt đau khổ, luôn nghĩ về gia đình, về lỗi lầm của bản thân. Giá như có thể quay ngược được thời gian trở lại, thì anh sẽ bình tĩnh hơn, không làm điều dại dột làm khổ vợ con mình. Để rồi ngày mãn hạn tù trở về, nhìn vợ con sống kham khổ trong căn chòi xiêu vẹo, lòng anh đau như cắt, tất cả đều tại anh mà ra, nếu như anh lo chí thú làm ăn, không hút chích, không mua bán thứ chất cấm này, thì đâu làm tan nát một tổ ấm gia đình. Giờ tỉnh ngộ, anh quyết lánh xa, không tái phạm đến con đường hút chích và mua bán chất ma túy, anh sẽ dành hết thời gian chăm sóc vợ con, tu bổ lại mảnh vườn, trồng cây ăn trái, nuôi cá, nuôi heo…

Anh Đỏ tin rằng cánh cửa cuộc đời sẻ không đóng lại, với những người biết thành tâm hối cải, quyết phấn đấu vươn lên làm lại cuộc đời, nói không với ma túy. Bởi ma túy là mối hiểm họa chung của toàn xã hội, vì người nghiện ma túy, không chỉ tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV cho người khác, mà còn phát sinh thêm nhiều loại tội phạm, gây mất an toàn trật tự xã hội, nên cần phải lánh xa.

Trao đổi với chúng tôi, anh Lê Phong, Trưởng Công an xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, cho biết thực tế, sau khi chấp hành xong án phạt tù, nhiều trường hợp trở về địa phương đã gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cùng các ban, ngành, đoàn thể  xã, đang xây dựng mô hình “Cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi hoàn lương” theo tinh thần chỉ đạo từ trên. Mô hình này ngoài hỗ trợ cơ chế, pháp lý giúp đỡ những người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng, vượt qua mặc cảm, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó còn góp phần tích cực trong việc giảm phát sinh tội phạm, tái phạm tội và nhiều người được cảm hóa đã vượt qua lỗi lầm của mình để vươn lên, trở thành những tấm gương sáng điển hình, trong phát triển kinh tế, làm giàu ngay tại địa phương mình.

Bài, ảnh: QUANG HẢI

Tags:

相关文章