【kết quả bóng đá italia hôm nay】Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước chuyển biến tích cực
Việt Nam đã đầu tư hơn 474 triệu USD ra nước ngoài trong 11 tháng đầu năm | |
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 481 tỷ đồng trên HNX | |
Sửa đổi quy định về đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp |
Các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực: dầu khí; viễn thông; trồng, chế biến mủ cao su. Ảnh minh họa: ST |
88 dự án đầu tư ra nước ngoài phát sinh doanh thu
Báo cáo của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2021 cho thấy, tính đến ngày 31/12/2021, có 30 DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện đầu tư 137 dự án ra nước ngoài theo hình thức trực tiếp đầu tư và đầu tư thông qua các công ty con cấp 1, cấp 2. Có 26 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận dự án đầu tư của các DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Đầu tư ra nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực: dầu khí; viễn thông; trồng, chế biến mủ cao su và các lĩnh vực khác (khai thác khoáng sản; nông nghiệp; xây lắp, thương mại, vận tải hàng không…). Trong đó, dầu khí, viễn thông và trồng, chế biến mủ cao su của 3 tập đoàn là các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, chiếm 96% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài.
Về tình hình thu hồi vốn, báo cáo của Chính phủ cho biết, năm 2021, số vốn thu hồi từ các dự án đầu tư ra nước ngoài là 509,75 triệu USD, trong đó lợi nhuận chuyển về nước là 278,56 triệu USD, chủ yếu là từ các dự án của các Tập đoàn, Tổng công ty như: PVN (288,34 triệu USD), Viettel (147,12 triệu USD), Tổng công ty Hàng không (35 triệu USD), VRG (13,89 triệu USD), Tập đoàn Điện lực (8,3 triệu USD), còn lại 6 doanh nghiệp khác thu hồi 1,56 triệu USD. Lũy kế đến ngày 31/12/2021, có 62 dự án đầu tư ra nước ngoài của 14 doanh nghiệp đã phát sinh thu hồi vốn đầu tư với tổng số vốn đã thu hồi lũy kế là 3.641,43 triệu USD (bao gồm lợi nhuận chuyển về nước là 1.744,5 triệu USD), bằng 55% tổng số vốn đã đầu tư ra nước ngoài.
Năm 2021, có 88 dự án đầu tư ra nước ngoài phát sinh doanh thu với tổng doanh thu là 7.786,56 triệu USD, tăng 40% so với năm 2020. Trong đó, 62 dự án có lợi nhuận với tổng lợi nhuận sau thuế là 810,2 triệu USD, tăng 90% so với năm 2020.
87% số lỗ đến từ các dự án trong lĩnh vực viễn thông
Tuy nhiên, bên cạnh các dự án báo cáo có lãi, Chính phủ cho biết vẫn có 30 dự án bị lỗ với tổng số lỗ phát sinh trong năm là 335,53 triệu USD, tăng 42% so với số lỗ của các dự án báo lỗ năm 2020. Số lỗ từ các dự án trong lĩnh vực viễn thông (8 dự án viễn thông bị lỗ với tổng số lỗ là 293,32 triệu USD, chiếm tỷ trọng 87%) chủ yếu là lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của các dự án tại thị trường Myanmar của Viettel (246,98 triệu USD) do thị trường Myanmar có chính biến, cùng với đó, tỷ giá biến động mạnh và lỗ kinh doanh tại thị trường Tanzania là 43,93 triệu USD do chính sách thắt chặt quản lý thông tin thuê bao của chính phủ và các loại thuế, phí cao. Như vậy, đến cuối năm 2021, vẫn còn 44 dự án có lỗ lũy kế với tổng số lỗ lũy kế là 1.335,10 triệu USD, giảm 2 dự án nhưng tăng 164,04 triệu USD so với năm 2020.
Theo đánh giá của Chính phủ, trong năm 2021, nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài có sự chuyển biến tích cực với doanh thu và lợi nhuận tăng so với năm 2020 (tương ứng tăng 40% và 90%), số lợi nhuận được chia trong năm của các nhà đầu tư Việt Nam cũng tăng so với năm 2020 (gấp 2,4 lần năm 2020). Kết quả thu hồi vốn về Việt Nam của các dự án tăng mạnh (tăng 261 triệu USD), gấp 2 lần so với năm 2020.
Về hiệu quả của các dự án, sự biến động về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh, an toàn... tại các địa bàn đầu tư; một số lĩnh vực đầu tư có độ rủi ro cao (tìm kiếm thăm dò dầu khí, khai thác khoáng sản...); các cơ chế, chính sách, pháp luật tại quốc gia đầu tư thay đổi, tại một số quốc gia pháp luật chưa minh bạch, nội dung thiếu nhất quán; khả năng dự báo và xây dựng dự án đầu tư còn hạn chế, chưa lường hết các vấn đề phát sinh... đã tác động, ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả của dự án. Các dự án đầu tư ra nước ngoài có lỗ phát sinh, lỗ lũy kế tiếp tục tăng.
Để nâng cao hiệu quả đầu tư ra nước ngoài, Chính phủ kiến nghị Quốc hội thúc đẩy quan hệ ngoại giao cấp nhà nước giữa Việt Nam với các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư của các DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước (như tại Lào, Campuchia, Myanmar) để kiến nghị nước sở tại có chính sách ưu đãi, đầu tư nhất quán, minh bạch, tạo môi trường đầu tư ổn định, an toàn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với đó, Chính phủ cho biết sẽ tiếp tục chú trọng hơn về tái cấu trúc hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong tổng thể thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp giai đoạn 2021 – 2025; tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài, thu lợi nhuận về nước của doanh nghiệp;… thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ra nước ngoài theo quy định.
Tính đến cuối năm 2021, tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của các dự án là 6.615,45 triệu USD (bằng 55% số vốn đăng ký), trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện lớn nhất (3.992,28 triệu USD, chiếm 60% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài); tiếp theo là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) (1.469,94 triệu USD, chiếm 22%); Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đứng thứ ba (770,80 triệu USD, chiếm 12%). Tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của 3 doanh nghiệp này chiếm 94% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của khối DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước. |
相关推荐
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- Lãi suất liên ngân hàng xuống thấp nhất từ đầu năm
- TP Cẩm Phả phát triển công nghiệp theo hướng tập trung
- Hà Nội 'phố cũng như sông', dịch vụ chở người bằng xe bò kiếm bộn tiền
- Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- Diễn biến 'nóng' vụ người mua đòi tiền trái phiếu Tân Hoàng Minh
- EVNCPC: Huy động 300 người xử lý, ngăn ngừa sự cố lưới điện tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
- Cục Hài quan Bình Dương: Phấn đấu thu vượt 16.000 tỷ đồng