【bxh giải indonesia】Giải pháp giúp TP. Hồ Chí Minh phát triển thị trường tài chính xanh

World Cup 2025-01-10 19:58:48 2359

Tận dụng Nghị quyết 98 để dẫn dắt dòng vốn quốc tế

Chia sẻ tại hội thảo ‘‘Tài chính xanh và thị trường tín chỉ carbon” vừa được báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh,ảiphápgiúpTPHồChíMinhpháttriểnthịtrườngtàichíbxh giải indonesia TS. Hồ Quốc Tuấn (Đại học Bristol, Anh) cho biết, tín dụng xanh là xu hướng chung, tất yếu của thế giới, cung cấp các công cụ nợ với lãi suất ưu đãi cho các dự án tạo ra tác động tốt đến môi trường.

Tín dụng xanh khi được sử dụng hiệu quả, có thể điều vốn đến các dự án đóng góp trực tiếp vào các cam kết giảm phát thải.

Các diễn giả kiến nghị giải pháp phát triển thị trường tài chính xanh tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh Đỗ Doãn
Các diễn giả kiến nghị giải pháp phát triển thị trường tài chính xanh tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh Đỗ Doãn

Trong khi đó, theo thông tin chia sẻ từ Ths. Nguyễn Thị Thu Hà (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh), TP. Hồ Chí Minh hiện đang phát thải khoảng 38,5 triệu tấn carbon mỗi năm, trong đó ngành sản xuất công nghiệp chịu trách nhiệm cho khoảng 20 triệu tấn và ngành giao thông khoảng 13 triệu tấn. Chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu giảm phát thải 10% vào 2030 và 30% nếu có thêm sự trợ giúp quốc tế - tương đương khoảng 4-12 triệu tấn carbon trong vòng 7 năm tới.

Theo đánh giá của tổ chức Climate Bonds Initiative (CBI), năm 2020, khoảng 2.000 tỷ USD trái phiếu xanh đã được phát hành, bằng 5% giá trị thị trường nợ toàn cầu và dự kiến tới năm 2025 sẽ là 5.000 tỷ USD. Trái phiếu xanh chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, vận tải zero carbon, xử lý rác thải... Trong đó, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Đức và Hà Lan là 5 quốc gia phát hành nhiều trái phiếu xanh nhất.

Đây là một mục tiêu đầy tham vọng. TP. Hồ Chí Minh trước hết cần một lộ trình giảm phát thải rõ ràng, đẩy nhanh tiến độ kiểm đếm và cấp hạn ngạch phát thải cho các công ty trong các ngành quan trọng. Điều này rất quan trọng để các doanh nghiệp có thể tính toán về con đường giảm phát thải trong thời gian tới. Đồng thời, cần lồng ghép các mục tiêu giảm phát thải cụ thể vào tất cả các dự án đầu tư công trong giai đoạn tới, đặc biệt các dự án cơ sở hạ tầng, cùng với đó là ưu tiên sử dụng các công nghệ sạch, ít phát thải.

‘‘Với vai trò trung tâm tài chính, TP. Hồ Chí Minh cần xây dựng các ưu đãi chính sách làm giảm rào cản gia nhập cho tín dụng xanh, thông qua các trợ cấp theo hướng đền bù rủi ro và bảo đảm tài trợ, cũng như hỗ trợ chi phí giao dịch liên quan đến phát hành trái phiếu xanh cho các tổ chức phát hành. Đặc biệt là tận dụng các ưu đãi từ Nghị quyết 98/2023/QH15 để dẫn dắt dòng vốn quốc tế vào, thông qua thúc đẩy giải pháp cải thiện cấu trúc của thị trường và kết nối thị trường trái phiếu xanh, thị trường carbon tự nguyện trong nước với khu vực’’ – bà Hà khuyến nghị.

ThS Nguyễn Thị Thu Hà: TP. Hồ Chí Minh cần tận dụng Nghị quyết 98 để dẫn dắt dòng vốn quốc tế vào thị trường tài chính xanh. Ảnh Đỗ Doãn
Ths. Nguyễn Thị Thu Hà: TP. Hồ Chí Minh cần tận dụng Nghị quyết 98 để dẫn dắt dòng vốn quốc tế phát triển thị trường tài chính xanh. Ảnh Đỗ Doãn

Xây dựng đề án huy động trái phiếu xanh

Trước những diễn biến cực đoan của khí hậu như hiện nay, thế giới ngày càng quan tâm hơn tới môi trường, khí thải nhà kính, mực nước biển dâng. Người dân không chỉ muốn được hít thở không khí trong lành, uống nước sạch, mà còn yêu cầu được sử dụng các dịch vụ, hàng hóa không làm hủy hoại môi trường. Xu thế phát triển bền vững, hay còn gọi là phát triển xanh, sạch là tất yếu được các thị trường tài chính trên thế giới nhanh chóng nắm bắt và đưa ra nhiều công cụ tài chính tương ứng.

Riêng đối với TP. Hồ Chí Minh, theo TS. Trần Văn - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển Kinh tế số (IDS), với mục tiêu xây dựng thành thành phố tăng trưởng xanh, vận dụng các quy định tại Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội, TP. Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể xây dựng đề án huy động trái phiếu xanh của chính quyền địa phương, khuyến khích doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp xanh phục vụ cho các mục tiêu, chương trình, dự án xanh đáp ứng đủ các tiêu chí phát triển xanh.

Để giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho các DN cũng như triển khai rộng rãi tài chính xanh, TP. Hồ Chí Minh cần ban hành các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật, đòn bẩy kinh tế cho thị trường trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh để động viên, khuyến khích sự tham gia của người dân và doanh nghiệp thông qua việc giảm lãi suất, cam kết mua lại trái phiếu…

Chẳng hạn như công bố danh mục các dự án xanh với đầy đủ thông tin, tổng mức đầu tư, đánh giá của các định chế tài chính, tư vấn độc lập, cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn xanh, việc huy động vốn, ấn định lãi suất, thời hạn trả nợ trên cơ sở hiệu quả tổng hợp đầu ra của dự án… Từ đó, lên kế hoạch huy động vốn bằng trái phiếu chính quyền xanh hay trái phiếu xanh do doanh nghiệp dự án phát hành.

‘‘Nhận thức của người dân và cộng đồng doanh nghiệp về phát triển xanh, chấp nhận cam kết đấu tranh bảo vệ hệ sinh thái, môi trường, với biến đổi khí hậu, tự giác mong muốn, chủ động tham gia sẽ có ý nghĩa quyết định’’ – TS. Trần Văn nói.

Theo TS. Trần Văn, TP. Hồ Chí Minh có thể phát hành trái phiếu xanh để đầu tư một phần hay toàn bộ cho các dự án năng lượng tái tạo, như điện gió ngoài khơi khu vực biển Cần Giờ; dự án chiếu sáng công cộng bằng năng lượng tái tạo; các dự án đốt rác phát điện; các dự án nạo vét, hồi sinh kênh, rạch, bờ kè; các dự án chống ngập, các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng; đầu tư hạ tầng kỹ thuật, áp dụng công nghệ hướng đến giao thông xanh; hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường…
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/921b798805.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn

Đưa phong trào trở thành nếp sống văn hóa của người dân

Lên án hành vi chống người thi hành công vụ

Lực bán gia tăng, VN

Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét

Ngày 23/6, Quốc hội thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm

Quang Hải làm khán giả, Pau nguy cơ xuống hạng

DIC Corp (DIG): Sức ép “pha loãng” trước tham vọng tăng vốn nhanh

友情链接