Năm 2020,Đẩynhanhgiảingânvốnđầutưcôngđểduytrìđàtăngtrưởngkinhtếnăkết quả u19 inter với tổng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được phép thực hiện là gần 700 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 2 lần số vốn thực giải ngân trong năm 2019, song đã hơn nửa chặng đường của năm 2020, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 30%, gánh nặng dồn giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm là rất lớn.
Bên cạnh một số nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công hiện nay phần nhiều là do yếu tố chủ quan, nhất là tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện như: chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư và giao chi tiết kế hoạch phân bổ vốn; việc chậm giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết dứt điểm; công tác lựa chọn nhà thầu, tổ chức thi công còn chậm... Đặc biệt, một số bộ, ngành, địa phương, ban quản lý dự án còn chưa chủ động, thiếu quyết liệt trong công tác phối hợp và chỉ đạo điều hành; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao…
Trước thực trạng “ì ạch” trong giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những động thái, hành động mạnh mẽ, quyết liệt trong việc yêu cầu giải ngân hết vốn đầu tư công năm 2020. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ kiên quyết điều chuyển vốn từ các dự án chậm trễ giải ngân sang các dự án đang thiếu vốn ngay trong tháng 8. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2020 và phải phấn đấu giải ngân hết số vốn đầu tư công được giao kế hoạch năm 2020. Kết quả giải ngân dự án đầu tư công là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2020 của tổ chức, cá nhân được phân công theo dõi…
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến chi tiêu của nền kinh tế sụt giảm ở tất cả các khu vực, thì chi tiêu khu vực công nếu được đẩy nhanh có thể tạo ra sức lan tỏa trong nền kinh tế, giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Đặc biệt, với tổng vốn đầu tư công năm 2020 là gần 700 nghìn tỷ đồng, Bộ Tài chính đã cam kết bảo đảm đủ nguồn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời theo tiến độ giải ngân của các dự án được phê duyệt triển khai. Bởi vậy, triển khai được các dự án đầu tư công không chỉ có ý nghĩa là các nguồn vốn đã có sẽ không phải “nằm chết trong kho”, mà còn là tạo ra hàng nghìn công việc cho các doanh nghiệp, người lao động vốn đang rất cần được làm việc để có thu nhập trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19 hiện nay.
Đại dịch Covid-19 làm kinh tế tăng trưởng chậm và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những “cứu cánh” cho quá trình phục hồi nền kinh tế. Bởi vậy, đã đến lúc cần một “liều thuốc” mạnh, cần các biện pháp “mạnh tay” để trị dứt “căn bệnh trầm kha” trì trệ trong giải ngân vốn đầu tư công, vốn đã kéo dài trong nhiều năm nay. Đây cũng là tiền đề để thực trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm không còn là câu chuyện muôn thủa “biết rồi, nói mãi” như trong thời gian qua.TBTCVN
顶: 38128踩: 78
【kết quả u19 inter】Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để duy trì đà tăng trưởng kinh tế năm 2020
人参与 | 时间:2025-01-27 02:45:21
相关文章
- Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
- Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh: Xu thế và cơ hội lớn cho doanh nghiệp
- Dự báo kinh tế Việt Nam tăng 6,6% năm 2025
- Việt Nam đón hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế trong 10 tháng
- Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- Ford triệu hồi mẫu xe Explorer và Lincoln Aviator 2025 vì sự cố phần mềm
- Đa chiều trải nghiệm, đa dạng tiện ích, các tháp cao tầng The Symphony bên sông Hàn ‘đốn tim’ giới
- Thu hồi máy phát điện Trung Quốc
- Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- VinFast chiếm thị phần số 1 Việt Nam
评论专区