发布时间:2025-01-10 00:37:21 来源:88Point 作者:La liga
Thực hiện Quyết định 217 của Bộ Chính trị về ban hành Quy chế giám sát,ệuquảgimstphảnbiệnxhộkết quả trận đấu bilbao phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội (Quyết định số 217) đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong 5 năm qua đã giúp Mặt trận và đoàn thể các cấp trong tỉnh ngày càng nâng cao vị thế, vai trò trong đời sống chính trị - xã hội.
UBMTTQ Việt Nam tỉnh đã thành lập Đoàn để giám sát việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra và xử lý về ATTP của Đoàn thanh, kiểm tra liên ngành tỉnh về ATTP trong dịp tết vừa qua.
Khi thực hiện Quyết định này, Mặt trận và đoàn thể đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực giúp cấp ủy, chính quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong quản lý, lãnh đạo, điều hành trên các lĩnh vực. Đồng thời lắng nghe, nắm bắt và góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc trong dân.
Giám sát được nhiều vấn đề bức xúc
Xác định việc thực hiện Quyết định số 217 của Bộ Chính trị có ý nghĩa quan trọng nên Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh đã chủ động triển khai nghiêm túc các hướng dẫn và định hướng công tác giám sát hàng năm của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Đồng thời, chủ động bám sát tình hình thực tế địa phương và những vấn đề bức xúc mà người dân kiến nghị để xây dựng kế hoạch giám sát. Kết quả, 5 năm qua, MTTQ và đoàn thể các cấp đã chủ trì giám sát 833 nội dung, vụ việc.
Mỗi cuộc giám sát dù có chủ đề, nội dung, đối tượng khác nhau, nhưng có chung mục đích và kết quả hướng tới là góp ý giúp chính quyền nhận ra những mặt hạn chế, yếu kém để khắc phục trong quá trình điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Đầu năm 2018, UBMTTQ Việt Nam tỉnh đã thành lập Đoàn giám sát việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra và xử lý về an toàn thực phẩm (ATTP) của Đoàn thanh, kiểm tra liên ngành tỉnh về ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội Xuân năm 2018.
Trong quá trình giám sát, Đoàn đi thực tế tại 5 cơ sở sản xuất, kinh doanh để khảo sát việc khắc phục các lỗi vi phạm do Đoàn thanh, kiểm tra liên ngành tỉnh về ATTP chỉ ra; các cơ sở còn lại cũng có ý thức khắc phục lỗi vi phạm. Đặc biệt, qua khảo sát thực tế và test mẫu ngẫu nhiên, Đoàn giám sát không phát hiện chất độc hại tại cơ sở sản xuất rượu và bún. Tại mỗi điểm đến khảo sát, các thành viên trong Đoàn giám sát còn tích cực tuyên truyền, nhắc nhở cơ sở cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề ATTP. Bởi nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và cả hoạt động kinh doanh của mình…
Từ đó, Đoàn giám sát kiến nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tiếp tục tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy mô lớn, nhất là tại các chợ; xử lý nghiêm để răn đe cơ sở vi phạm; phối hợp tổ chức tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ.
Kiến nghị với Sở Y tế - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm; việc xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm phải được thực hiện theo Nghị định 178 của Chính phủ và thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông để Mặt trận, đoàn thể và Nhân dân cùng giám sát. Trong quản lý ATTP thì cán bộ liên ngành phải công tâm, đặt mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng lên hàng đầu.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Loan, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh, thông qua công tác giám sát góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan quản lý, người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng về vấn đề ATTP. Đồng thời, tạo dư luận mạnh mẽ để cổ vũ, biểu dương và tổ chức nhân rộng các điển hình tiên tiến trong quản lý về ATTP, cũng như kiên quyết phê phán và kiến nghị, phối hợp với cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn…
Cuối tháng 7 năm nay, UBMTTQ Việt Nam huyện Châu Thành cũng tiến hành giám sát việc triển khai thực hiện Chương II: Dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị của Nghị định số 04 ngày 9/1/2015 của Chính phủ tại xã Phú An, xã Phú Hữu, xã Phú Tân và thị trấn Mái Dầm.
Không chỉ nêu ra những ưu điểm, đoàn giám sát đã thẳng thắn chỉ ra nhiều hạn chế mà các xã, thị trấn gặp phải. Chẳng hạn như xã Phú Tân chưa xây dựng ban hành đầy đủ công văn chỉ đạo của cấp ủy về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan, quy chế xét nâng lương, chuyển ngạch, khen thưởng; chưa niêm yết kết quả thực hiện thu, chi các loại quỹ, nguồn vận động xã hội hóa tại trụ sở…
“Kết quả giám sát góp phần giúp các đơn vị được giám sát khắc phục nhiều hạn chế, yếu kém để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ thời gian tới”, ông Trần Văn Bỉnh, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Châu Thành, nhấn mạnh.
Phản biện xã hội đạt kết quả bước đầu
Thực tế, Mặt trận và đoàn thể các cấp đều ngán ngại thực hiện công tác phản biện xã hội vì nhiều cái khó. Cũng vì vậy mà trong những năm đầu thực hiện Quyết định 217, Mặt trận và đoàn thể không thực hiện được cuộc phản biện xã hội nào.
Nhưng với quyết tâm chính trị cao, ngày 5-10-2017, UBMTTQ Việt Nam tỉnh lần đầu tiên tổ chức hội nghị phản biện xã hội dự thảo “Đề án cấp nước nhỏ lẻ phục vụ nông thôn” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo.
Tại đây, góp ý kiến phản biện, ông Đặng Cao Trí, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, cho rằng các số liệu trong đề án chưa chặt chẽ, chưa cập nhật được số liệu mới nhất; nhiều lập luận, chứng cứ còn sơ sài, không logic. Đề án cũng không đề cập việc đẩy mạnh xã hội hóa mà chỉ tập trung vào ngân sách nhà nước và vốn đối ứng của người dân. Số tiền bình quân mỗi hộ phải đối ứng là hơn 4 triệu đồng là khá cao.
Ông Đặng Cao Trí cũng đề nghị đơn vị chủ trì đề án thực hiện điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá số liệu, nội dung cần chính xác, cụ thể; cơ sở dữ liệu phải mang tính logic, khoa học và sát thực hơn để không gây lãng phí ngân sách khi đi vào thực hiện.
Cùng tham gia phản biện đề án, đại diện Báo Hậu Giang cho biết, qua khảo sát thực tế tại nhiều địa phương của tỉnh cho thấy, đề án là cần thiết nhưng chưa cấp bách. Người dân thiếu thật nhưng chưa cần. Do đó, trước mắt nên mở rộng mạng lưới cấp nước sạch ra vùng ven thay vì đầu tư trạm cấp nước nhỏ lẻ. Đề án cấp nước nhỏ lẻ cần tiến hành khảo sát quy mô lớn hơn nữa ở ấp, xã và đối tượng được khảo sát phong phú hơn.
Từ những ý kiến phản biện của các đại biểu đã giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có cái nhìn toàn diện hơn và cân nhắc lại mức độ khả thi đối với đề án này.
Ngoài tổ chức hội nghị phản biện kể trên, UBMTTQ Việt Nam tỉnh còn tổ chức phản biện xã hội bằng hình thức gửi văn bản góp ý với dự thảo “Dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035” cũng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chủ trì soạn thảo.
Bên cạnh đó, MTTQ và các đoàn thể cấp huyện còn tổ chức thực hiện phản biện xã hội được 11 nội dung với hình thức gửi văn bản góp ý vào các dự thảo kế hoạch, đề án, dự án; MTTQ và các đoàn thể cấp xã thực hiện công tác này thông qua hình thức góp ý vào nghị quyết đại hội đảng bộ cấp xã và chi bộ, các dự thảo nghị quyết, chương trình, kế hoạch của đảng ủy, HĐND, UBND cùng cấp.
Qua đây để thấy công tác phản biện xã hội trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm thực hiện nhiều hơn. Nhiều ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, đánh giá cao; trở thành một kênh thông tin quan trọng, cần thiết giúp các cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, quản lý, điều hành.
Những bài học được rút ra
Ông Huỳnh Hữu Kế, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh, cho rằng kết quả đạt được trong thực hiện Quyết định 217 là nỗ lực lớn của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhưng không vì thế mà có thể hài lòng, chủ quan, bởi những hạn chế về mặt chủ quan lẫn khách quan vẫn còn nhiều. Đó là có đơn vị chưa chủ động, chưa phát huy vai trò của đoàn viên, hội viên trong công tác này; một số đoàn thể, Mặt trận cấp huyện, cấp xã vẫn còn lúng túng trong tổ chức giám sát và phản biện xã hội; số lượng, chất lượng giám sát và phản biện xã hội chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của Nhân dân.
Xuất phát từ các hạn chế trên, ông Huỳnh Hữu Kế yêu cầu Mặt trận, đoàn thể ở các địa phương nên sớm chọn chủ đề giám sát của năm 2019, trong đó chú trọng giám sát thường xuyên khi phát hiện vụ việc nào đó ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của Nhân dân, hay những biểu hiện chưa đúng mực của cán bộ, đảng viên trong thực thi nhiệm vụ. Đặc biệt, quan tâm đến kết quả hậu giám sát, theo dõi kết quả giải quyết của ngành chức năng. Có như vậy thì người dân mới ngày càng tin tưởng vào chức năng giám sát của Mặt trận và đoàn thể.
Từng làm Trưởng đoàn nhiều cuộc giám sát thời gian gần đây, bà Nguyễn Thị Tuyết Loan cho rằng, phải dựa vào ý kiến của người dân để chọn nội dung giám sát cho phù hợp, thiết thực.
“Khi nghe một vài hộ dân ở xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp phàn nàn về chất lượng nguồn nước sinh hoạt thì chúng tôi tổ chức giám sát ngay. Hay có thể dựa vào ý kiến của người dân nêu ra tại các cuộc tiếp xúc cử tri, các cuộc đối thoại để tổ chức giám sát các vấn đề người dân quan tâm”, bà Loan dẫn chứng. Đồng thời cho rằng, để người dân mạnh dạn đóng góp ý kiến thì người cán bộ cần có kỹ năng gợi mở, biết lắng nghe, thấu hiểu.
Cũng theo bà Loan, khi giám sát thì cần chọn nội dung trọng tâm, phù hợp, tiêu biểu và vừa sức với mình, tránh tình trạng giám sát dàn trải, không hiệu quả.
Ông Lê Tiến Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: “Mặt trận và các tổ chức thành viên tiếp tục lựa chọn những nội dung giám sát phù hợp, tập trung vào những vấn đề gây bức xúc trong dư luận; quan tâm đến kết quả hậu giám sát. Bên cạnh đó, dù việc thực hiện công tác phản biện xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Mặt trận và các đoàn thể cố gắng tăng cường hơn nữa công tác này, qua đó góp ý giúp cấp ủy, chính quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong quản lý lãnh đạo, điều hành trên các lĩnh vực”. |
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN
相关文章
随便看看