88Point88Point

【oulu vs】Hiệu quả mô hình liên kết

Không chỉ có niềm vui trúng mùa,ệuquảmhnhlinkếoulu vs bán được giá khi đang bước vào cao điểm thu hoạch lúa Đông xuân 2017-2018, mà nông dân trên địa bàn tỉnh còn rất phấn khởi về tình hình liên kết bao tiêu trong thu mua lúa giữa doanh nghiệp với bà con nông dân tại nhiều địa phương. Vì năm nay có sự phát triển về số lượng, diện tích và kèm theo những ưu điểm mang lại.

Nhờ xúc tiến mời gọi nên đã có nhiều doanh nghiệp đến bao tiêu và thu mua lúa cho nông dân trên địa bàn tỉnh. 

Doanh nghiệp bao tiêu lúa tăng

Đây là nhận định chung của lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương trong tỉnh đối với vụ lúa Đông xuân năm nay về việc doanh nghiệp tìm đến hợp đồng bao tiêu thu mua lúa với nông dân thông qua các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và chính quyền địa phương. Nhưng để có được kết quả này chính là nhờ công tác mời gọi các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến đầu tư cơ sở hạ tầng, ký kết hợp đồng bao tiêu lúa cho nông dân nhằm đảm bảo tính đầu ra ổn định. Trong đó, ngành nông nghiệp tỉnh và chính quyền các địa phương đặc biệt quan tâm trước khi xuống giống mỗi vụ lúa trong thời gian qua và sang vụ lúa Đông xuân đang thu hoạch cũng không ngoại lệ khi Sở NN&PTNT tỉnh đã chủ động mời gọi nhiều doanh nghiệp đến Hậu Giang để xem xét tình hình và đưa ra chiến lược ký kết hợp đồng bao tiêu lúa khi bà con mới chuẩn bị xuống giống. Sau Sở NN&PTNT tỉnh, từng địa phương trong tỉnh cũng tổ chức hội nghị mời gọi và nhận được quan tâm từ nhiều doanh nghiệp.

Bà Trần Hồng Tim, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy, cho hay: Để mối liên kết 4 nhà ngày càng thắt chặt trong sản xuất lúa, nhất là vấn đề về đầu ra sản phẩm, thời gian qua, Vị Thủy cũng rất chú trọng đến công tác mời gọi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện để chính quyền địa phương, một số HTX trong cánh đồng lớn của huyện và doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ, trao đổi lẫn nhau, từ đó nắm bắt được nhu cầu và sự mong muốn hợp tác giữa các bên. Qua đây, doanh nghiệp có định hướng về kế hoạch bao tiêu, còn chính quyền địa phương và HTX thì chọn được doanh nghiệp ưng ý đến hợp đồng theo nhu cầu sản xuất thực tế của địa phương mình. Nhất là nắm bắt được thông tin từ doanh nghiệp về nhu cầu thị trường xuất khẩu gạo, từ đó có kế hoạch chọn giống lúa canh tác cho phù hợp, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ việc chủ động của chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp huyện ngay từ đầu vụ mà huyện Vị Thủy có 10 doanh nghiệp đến hợp đồng mua lúa cho nông dân, với diện tích 2.000ha, tăng gấp đôi cả về số lượng doanh nghiệp và diện tích bao tiêu so với cùng kỳ. Diện tích lúa bao tiêu tập trung ở các HTX trên địa bàn xã Vị Thanh, Vị Bình, Vị Thủy, Vị Trung, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thắng, Vĩnh Tường và Vĩnh Trung.

Ông Trương Thành Huy, Giám đốc HTX Bắc Xà No, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, cho biết: “Năm nay, HTX liên kết bán lúa cho doanh nghiệp được 100ha (giống lúa Đài Thơm 8), riêng diện tích lúa của các thành viên HTX là hơn 80ha. Việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ lúa ổn định và giá cả hợp lý từ việc liên kết doanh nghiệp được HTX thực hiện trong nhiều năm qua và đều mang lại những tín hiệu tốt, nhất là khâu chọn giống sản xuất theo nhu cầu doanh nghiệp. Tới đây, HTX sẽ tiếp tục duy trì hoạt động này nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thành viên”.  

Nhiều lợi ích

Theo nhận định của ngành chức năng và người dân thì khi tham gia mối liên kết với doanh nghiệp, bà con nhận được nhiều lợi ích so với hộ dân bên ngoài. Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp có chính sách bán chịu lúa giống cho bà con khi có nhu cầu ở thời điểm xuống giống, đến lúc thu hoạch sẽ trừ lại số tiền này. Đồng thời, liên kết với các công ty phân bón có uy tín để cung cấp nguồn phân chất lượng và giá bán hợp lý cho bà con sử dụng nhằm hạ giá thành sản xuất. Vào đầu và cuối vụ có cử cán bộ của công ty xuống đưa ra ngày gieo sạ, ngày cắt để bà con có sự chuẩn bị và thu hoạch lúa đúng thời điểm, hạn chế thất thoát. Đặc biệt, trước khi xuống giống, công ty thỏa thuận với bà con về mức giá sàn bảo hiểm, khi đến thời điểm thu hoạch, nếu giá thị trường thấp thì vẫn giữ giá như ban đầu, còn thị trường cao như vụ Đông xuân năm nay thì hai bên ngồi lại để bàn và đưa ra mức giá hợp lý nhất để cả hai cùng có lợi nhằm duy trì mối hợp tác lâu dài ở những vụ sau.

Ông Huỳnh Hoàng Anh, có 5 công ruộng trong mô hình cánh đồng lớn ở ấp Trường Bình A, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, thông tin: “Nhiều năm qua, cánh đồng lúa nơi đây đều có doanh nghiệp đến hợp đồng bao tiêu nên đầu ra và giá bán rất ổn định, nhờ vậy mà bà con an tâm canh tác, vụ nào cũng đạt năng suất hơn 1 tấn/công. Còn bán cho “cò lúa” thì đôi khi không mấy an tâm, vì khi giá lúa lên thì “cò” săn mua, còn lúc giá thấp so với tiền đặt cọc thì sẵn sàng bỏ cọc, sau đó nông dân phải vất vả để kiếm người bán lúa. Riêng đối với doanh nghiệp, tuy vụ Đông xuân vừa cắt xong dù hợp đồng đầu vụ là 5.300 đồng/kg (giống lúa Jasmine 85), nhưng đến ngày cắt thấy giá lúa trên thị trường cao nên doanh nghiệp đồng ý tăng thêm 200 đồng/kg so với giá hợp đồng ban đầu nhằm tăng nguồn lợi nhuận, cũng như đền đáp xứng đáng công sức mà bà con đã bỏ ra sau 3 tháng tất bật trên đồng ruộng”.

Ông Trương Thành Huy, Giám đốc HTX Bắc Xà No, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, cho biết thêm: “Giá hợp đồng công ty đầu vụ xuống giống là 5.400 đồng/kg, nhưng đến khi thu hoạch được cộng thêm 250 đồng/kg. Tuy không bằng giá thực tế nhưng cách làm của công ty đã phần nào khiến bà con hài lòng. Do đó, vụ Hè thu dù đang xuống giống nhưng đã có “cò lúa” đến đề nghị đặt tiền cọc trước với giá từ 4.900-5.000 đồng/kg (giống lúa OM 5451) nhưng chưa ai trong HTX bán mà chờ công ty đưa ra chính sách và giá thu mua ở vụ này như thế nào mới quyết định”.   

Vụ lúa Đông xuân 2017-2018, nông dân trên địa bàn tỉnh xuống giống gần 78.000ha, hiện đã thu hoạch hơn 15.000ha, năng suất bình quân gần 7,7 tấn/ha. Vào thời điểm này, bà con đang tiến hành thu hoạch rộ, dự kiến đến đầu tháng 4 tới, nhiều địa phương sẽ thu hoạch dứt điểm. Hiện nông dân đã và đang thu hoạch lúa đều có chung nhận định là vụ lúa năm nay đạt thắng lợi về nhiều mặt, nhất là năng suất dao động từ 1-1,2 tấn/công (1.300m2), giá bán từ 5.700-7.000 đồng/kg (tùy giống). Với năng suất và giá bán như trên, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân có được nguồn lợi nhuận từ 35-40 triệu đồng/ha.

Từ tình hình sản xuất khả quan như trên, cộng với sự quan tâm ngày càng nhiều của doanh nghiệp trong việc tìm đến ký kết hợp đồng bao tiêu lúa cho nông dân, ngành chức năng và chính quyền địa phương tin rằng mối liên kết 4 nhà trong sản xuất lúa tới đây sẽ ngày thêm thắt chặt khi sẽ có thêm nhiều diện tích lúa của bà con được doanh nghiệp đến hợp đồng bao tiêu. Thế nhưng, để có được điều trên thì các tổ chức nông dân, doanh nghiệp đầu tư, thu mua cũng cần tham gia tích cực hơn trong chuỗi giá trị lúa gạo. Trong đó, chủ động tìm liên kết với nhau ngay từ đầu, nhưng tốt nhất là có thể liên kết dài hạn...

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

赞(33836)
未经允许不得转载:>88Point » 【oulu vs】Hiệu quả mô hình liên kết