Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Kêu gọi một nghị trình kiểm soát vũ khí quốc tế,ổngthốngPhaacutepChacircuAcircusẽsớmđốimặtvớicuộcchạyđuavũkết quả bđ anh ngày 7-2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo các quốc gia châu Âu "không thể chỉ làm khán giả" trước nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang có thể sắp nổ ra.
Trong bài phát biểu về chiến lược vũ khí hạt nhân của nước Pháp thời hậu Brexit - Anh rời Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Macron cho rằng các quốc gia châu Âu cần nhìn nhận một cách toàn diện rằng khi không có một khung pháp lý phù hợp, châu Âu sẽ nhanh chóng phải đối mặt với một cuộc chạy đua vũ trang truyền thống, hay thậm chí là vũ khí hạt nhân, trên chính lãnh thổ của mình.
Ông cũng cho biết thêm Pháp đã giảm số lượng đầu đạn hạt nhân quốc gia này sở hữu xuống dưới con số 300, cho phép quốc gia này yêu cầu các hành động chắc chắn từ các cường quốc hạt nhân khác vì mục tiêu giải trừ vũ khí toàn cầu từng bước, đáng tin cậy và có thể kiểm chứng.
Theo Tổng thống Macron, sau sự ra đi của Anh, Pháp là cường quốc hạt nhân duy nhất trong lãnh thổ EU. Đây cũng là thời điểm mà các hiệp ước hạn chế phát triển các kho vũ khí hạt nhân, vốn đã tồn tại từ lâu, đang phải đối mặt với nguy cơ ngày càng cao.
Trên thực tế, Mỹ từng nhắc tới khả năng không gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí chiến lược mới (New START), ký kết năm 2010, trong khi cả Mỹ và Nga đã đều đã rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Tổng thống Macron cho rằng dù Pháp vẫn tin tưởng rằng nền an ninh lâu dài của châu Âu phụ thuộc vào mối quan hệ đồng minh vững mạnh với Mỹ, đối tác chính của châu Âu trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhưng an ninh châu Âu cũng phụ thuộc, một cách rõ ràng, vào khả năng hành động độc lập ngày càng được cải thiện của mỗi nước trong châu lục.
Vì thế, các quốc gia châu Âu nên tham gia ký kết một thỏa thuận mới để hạn chế phát triển các loại vũ khí tầm trung mới.
Ông chủ điện Elysée nhấn mạnh châu Âu đang đối mặt với nhiều nguy cơ nhất, vì vậy một khi các cuộc đàm phán diễn ra và một hiệp ước toàn diện hơn có khả năng được hình thành, thì các quốc gia này phải là những bên tham gia xây dựng và ký kết.
Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Pháp đã chỉ đạo triển khai chương trình hiện đại hóa kho vũ khí nguyên tử của nước này.
Hồi tháng 1/2018, ông khẳng định củng cố khả năng phòng thủ là một phần lịch sử cũng như chiến lược quốc phòng của quốc gia này và vẫn sẽ luôn là như vậy.