Ảnh minh họa
Việc in ấn,ấnnạnsáchgiảBàomònvănhóađọccủangườiViệket qua bong da malaysia phát hành sách lậu, sách giả không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà xuất bản, đơn vị làm sách mà nó còn làm méo mó thị trường, khiến người làm sách, viết sách mất đi động lực...
Độc giả Nguyễn Ngọc Hùng (Quận 7, TP.HCM) cho biết: "Từ lâu, mình có thói quen dành thời gian cuối tuần để đọc một vài cuốn sách tích lũy kiến thức và phát triển bản thân. Song nhiều khi mua phải sách giả nên nét chữ bị lem, in mờ, lỗi chính tả, phông chữ…đọc rất khó chịu. Các nhà in lậu vì tiết kiệm chi phí nên thường chọn giấy in chất lượng kém, không biên tập, không kiểm tra cẩn thận dẫn đến việc thưởng thức một cuốn sách hay cũng trở thành một trải nghiệm không thoải mái".
Không chỉ gây ức chế cho người đọc vì những lỗi trên, nghiêm trọng hơn, sách giả còn bào mòn văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức của công chúng. Người quen đọc sách giả cũng dần thích nghi với sự kém chất lượng, vô tình hạ thấp thẩm mỹ lẫn cảm quan thưởng thức của bản thân. Bên cạnh đó, tâm lý ham rẻ của một số người mua sách đã dần tạo ra thói quen coi thường chất xám, công sức của người viết sách, người làm ra sách, nghiêm trọng hơn là làm thui chột đi sự sáng tạo của họ.
Tại hội thảo "Ứng dụng tem điện tử vào quản lý sản phẩm in và phòng chống in lậu" cuối tháng năm 2021, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, cho biết mặc dù cơ quan quản lý đã triển khai nhiều giải pháp, nhưng hoạt động in sách lậu, sách giả, in nối bản trái phép vẫn tiếp tục diễn ra với quy mô và tính chất ngày càng phức tạp.
Trước vấn đề nhức nhối của ngành Xuất bản và cả xã hội như trên, trong buổi tọa đàm "10 năm thi hành Luật xuất bản năm 2012" được tổ chức tại TP.HCM vào sáng 9/8/2022, ông Nguyễn Nguyên cho biết, trong tương lai, chúng ta sẽ có Trung tâm bản quyền sách thuộc Hội Xuất bản. Theo đó, trung tâm này có chức năng kết nối và hỗ trợ các đơn bị làm sách mua bản quyền của nước ngoài. Việc mỗi ngành có một trung tâm bản quyền riêng, theo ông Nguyên, là vô cùng cần thiết.
In sách giả - "1 vốn 10 lời"
Để xuất bản được một cuốn sách, thông thường nhà xuất bản phải qua rất nhiều công đoạn như: mua bản quyền, xin giấy phép, biên tập, chế bản…song đối với các đối tượng làm sách lậu, họ chỉ mất tiền giấy in và công in. Số tiền này chỉ chiếm khoảng 10-20% giá bìa, vì thế họ có thể tăng chiết khấu cho người bán sách, đồng thời hạ giá cho người mua.
Đại diện Công ty Văn hóa Sáng tạo First News - Trí Việt, đơn vị sở hữu bản quyền của nhiều cuốn sách nổi tiếng bán chạy như Đắc Nhân Tâm, Quẳng gánh lo đi, Hành trình về phương Đông, Nghĩ giàu làm giàu, Muôn kiếp nhân sinh,… cho biết: "Nhiều năm qua, chúng tôi nhận được rất nhiều lời than phiền về việc mua phải sách giả mang thương hiệu First News - Trí Việt. Sách in lậu vẫn có đầy đủ logo, địa chỉ, điện thoại của First News, nên để tự bảo vệ uy tín, chúng tôi đã đổi lại sách thật cho khổ chủ nhưng gần đây số lượng lại quá nhiều. Thậm chí có những tựa sách mới lên kệ được vài hôm như 'Muôn kiếp nhân sinh', thì sách giả đã bán rất nhiều trên mạng xã hội với giá thậm chí chỉ bằng 50% giá bìa".
23 năm cùng cuộc chiến chống sách giả
Là người tâm huyết và đã gắn liền với nghề làm sách trong 26 năm, ít ai biết ông Nguyễn Văn Phước, nhà sáng lập First News - Trí Việt đã dành tới 23 năm để đấu tranh với nạn sách giả. Ông cho biết "Tính đến nay, công ty đã bị các "trùm lậu" làm giả tới hơn 280 đầu sách. Theo thống kê của chúng tôi, hơn 40 trang fanpages đang rao bán công khai sách giả trên mạng xã hội các đầu sách của First News cùng hàng trăm đầu sách của các NXB khác. Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp để chống sách giả như: dùng giấy ford Nhật chất lượng cao, in sách 3 màu, 4 màu, song vẫn không tránh được chuyện sách bị làm giả". Không chỉ vậy, trên các sàn TMĐT hiện nay, các gian hàng bán sách giả ngang nhiên chạy quảng cáo, bán sách hạ giá lên tới 50%, thậm chí đến 70%.
Để viết ra được một cuốn sách, tác giả thường mất hàng tháng, thậm chí là vài năm trời. Thế nhưng, vấn nạn sách giả tràn lan hiện nay không chỉ gây ảnh hưởng đến độc giả mà còn làm nản lòng nhiều tác giả nổi tiếng. Vì viết một cuốn sách không hề đơn giản, hơn nữa, thu nhập của các tác giả chủ yếu đến từ tiền tác quyền, ngoài sự nổi tiếng nhờ các tác phẩm, thì số lượng sách xuất bản và được khán giả đón nhận cũng chính là động lực giúp họ sáng tạo ra các tác phẩm xuất sắc.
Tuy vậy, ngoài các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, pháp luật, và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng, cùng những ứng dụng công nghệ nhằm phân biệt sách thật, sách giả và chống in lậu của nhiều nhà xuất bản, ông Nguyễn Văn Phước vẫn cho rằng cần một chế tài mạnh hơn, đủ để răn đe: "Thực trạng này không chỉ tác động xấu tới ngành Xuất bản, mà còn làm giảm uy tín và xâm phạm trực tiếp tới quyền và lợi ích của tác giả, gây bức xúc trong dư luận. Một khi sự giả dối và ăn cắp trắng trợn lại ngang nhiên công khai thì hết sức nguy hiểm cho xã hội".
Theo VOV