当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả bóng đá giải colombia】RCEP: "Kích hoạt" toàn diện nền kinh tế Việt Nam

Ảnh minh họa.

Đó là nhận định của TS. Võ Trí Thành- Phó Viện trưởng CIEM tại buổi công bố báo cáo “Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam” diễn ra ngày 17/7/2015 do Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức tại Hà Nội.

Chính thức khởi động đàm phán vào năm 2012,íchhoạtquottoàndiệnnềnkinhtếViệkết quả bóng đá giải colombia RCEP là một hiệp định thương mại tự do chất lượng cao hướng tới mục tiêu hình thành quan hệ đối tác toàn diện giữa khối ASEAN với 6 đối tác, gồm:Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, và Ấn Độ, còn được gọi là ASEAN + 6.

Hiệp định được kỳ vọng sẽ mang lại những cơ hội mới cho Việt Nam thông qua việc cải thiện tiếp cận các thị trường đầu tư và xuất khẩu của ASEAN và các đối tác.

Theo TS. Võ Trí Thành, RCEP phù hợp với quan điểm của Việt Nam nhằm theo đuổi hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, đồng thời gắn kết với những cải cách toàn diện trong nước. Tuy nhiên, RCEP cũng mang lại cơ hội nhiều và thách thức cũng lớn với Việt Nam do quy mô của hiệp định này khá rộng.

Cụ thể, khi hiệp định được thực thi sẽ đem lại những cơ hội mới cho Việt Nam về cải thiện tiếp cận các thị trường đầu tư, xuất khẩu của ASEAN và các đối tác; nhập khẩu hàng hóa dễ hơn, giảm chi phí giao dịch và môi trường kinh doanh thân thiện hơn… do RCEP quy định xuất xứ đơn giản hơn và tự do hơn so với các hiệp định kinh tế khác. Đồng thời, hiệp định này giúp Việt Nam có thể giảm chi phí giao dịch, nâng cao vị thế trong giải quyết tranh chấp về thương mại và đầu tư.

Tuy nhiên, do sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm thô, hàm lượng chế biến thấp, chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam khá tương đồng với một số đối tác lớn tham gia hiệp định này nên đây sẽ là bất lợi cho xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, việc xuất khẩu sang các nước đối tác cũng ngày một khó khăn hơn, khi các nước này đặt những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn.

Chính vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hơn và đàm phán các FTA vẫn đang diễn ra, bao gồm cả RCEP, Việt Nam cần tận dụng những cơ hội và khắc phục thách thức nhằm tăng cường thương mại đầu tư, thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chiến lược phù hợp, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất và tăng cường sức cạnh tranh.

"Sau khi"cân đo đong đếm" những lợi ích và thua thiệt khi gia nhập RCEP, thì lợi ích của Việt Nam vẫn nhiều hơn" TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.

分享到: