欢迎来到88Point

88Point

【thứ hạng của câu lạc bộ lugo】Quốc hội biểu quyết hai nghị quyết và thảo luận bốn dự án Luật

时间:2025-01-11 04:25:08 出处:Cúp C1阅读(143)

Tiếp tục chương trình làm việc,ốchộibiểuquyếthainghịquyếtvthảoluậnbốndựnLuậthứ hạng của câu lạc bộ lugo sáng 12-11, các đại biểu Quốc hội biểu quyết Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Sau nội dung này, các đại biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công.

Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp này gồm 17 chương, 152 điều, trong đó bổ sung thêm 3 chương mới so với Luật hiện hành (Chương II, Chương X và Chương XII), đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; các biện pháp xử lý nợ đọng thuế; áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử; vấn đề điều tra thuế; hoàn thiện các quy định về cưỡng chế nợ thuế.

Một số nội dung cụ thể tiếp tục trình xin ý kiến Quốc hội gồm nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong việc quyết định dự toán thu thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước bao gồm số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa hằng năm theo quy định của pháp luật (Điều 14); về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước và cơ chế phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước và cơ quan thuế; về các trường hợp được xóa nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (Điều 86)…

Luật Đầu tư công được ban hành năm 2015 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tuy nhiên, qua 3 năm thực hiện, Luật Đầu tư công đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc.

Do đó, để đáp ứng yêu cầu quản lý hiệu quả vốn đầu tư công và tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện, tăng cường phân cấp, phân nhiệm, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đặc biệt là phục vụ quá trình cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025, việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Đầu tư công là cần thiết.

Dự thảo Luật trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp này tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến ba nhóm chính sách chủ yếu, bao gồm nhóm chính sách về quy định chung, nhóm chính sách về quản lý dự án, nhóm chính sách về quản lý kế hoạch đầu tư công.

Trong phiên làm việc chiều, các đại biểu Quốc hội biểu quyết Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

Tiếp theo, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) và dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Tại phiên họp thứ 27 (tháng 9-2018), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về dự án Luật và nhất trí với đề nghị của Chính phủ cho mở rộng phạm vi sửa đổi và chuyển dự án thành Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với Bộ luật Hình sự và các luật khác có liên quan, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành.

Theo đó, dự thảo Luật dự kiến sửa đổi 92/182 điều; bổ sung 01 chương, 07 mục (52 điều) và bãi bỏ 01 mục (04 điều) so với Luật Thi hành án hình sự hiện hành.

Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp này gồm 7 chương, 38 điều, quy định các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia, bao gồm: biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Tại dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến lần này, nhiều quy định đã được chỉnh lý như: về tên gọi của dự thảo Luật; về phạm vi điều chỉnh; về kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu bia.

Buổi sáng, với 434 phiếu tán thành (tương đương 89,48%), Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14 đã thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và Nghị quyết về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Giữ mức trần đầu tư công 2.000.000 tỷ đồng

Theo đó, Nghị quyết đồng ý điều chỉnh tăng tổng mức vốn nước ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 từ 300.000 tỷ đồng lên tối đa 360.000 tỷ đồng; điều chỉnh giảm tương ứng vốn vay trong nước để đáp ứng yêu cầu giải ngân đối với những dự án sử dụng vốn nước ngoài. Đồng thời, điều chỉnh giảm nguồn vốn cho các dự án quan trọng quốc gia 10.000 tỷ đồng (từ 80.000 tỷ đồng xuống 70.000 tỷ đồng).

Nghị quyết cho phép sử dụng nguồn dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở bảo đảm khả năng cân đối vốn đầu tư của ngân sách nhà nước hằng năm và giữ mức trần đầu tư công 2.000.000 tỷ đồng (không bao gồm nguồn tăng chi đầu tư phát triển do tăng thu ngân sách địa phương và thay đổi cơ chế đối với nguồn vốn để lại đầu tư cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội được đưa vào cân đối trong ngân sách nhà nước từ năm 2019), giữ tỷ lệ bội chi, chỉ tiêu an toàn nợ công đã được Quốc hội quyết định.

Đối với vốn cân đối ngân sách địa phương, Nghị quyết cũng cho phép các địa phương được giao kế hoạch đầu tư công hằng năm nguồn vốn trong cân đối ngân sách địa phương trên cơ sở khả năng thu thực tế, bảo đảm không tăng mức bội chi của ngân sách địa phương hằng năm, triển khai tổng kết vào cuối kỳ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

"Giao Hội đồng Nhân dân các cấp quyết định phân bổ dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 nguồn ngân sách địa phương của cấp mình bảo đảm các nguyên tắc, thứ tự ưu tiên phân bổ vốn quy định tại Luật Đầu tư công và Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020," Nghị quyết của quốc hội nêu rõ.

Liên quan đến quy định Bổ sung danh mục dự án và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020, Nghị quyết cho phép sử dụng 10.000 tỷ đồng từ việc điều chỉnh giảm nguồn vốn cho các dự án quan trọng quốc gia để ưu tiên bố trí cho các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, gia cố hệ thống đê xung yếu, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, di dời dân cư khẩn cấp khỏi khu vực nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Số còn lại sử dụng để thanh toán nợ giải phóng mặt bằng một số dự án thuộc nghĩa vụ của ngân sách trung ương và hỗ trợ giải phóng mặt bằng một số dự án cấp bách cần triển khai ngay. Nghị quyết cũng giao Chính phủ bảo đảm cân đối nguồn vốn, xây dựng danh mục, dự kiến mức vốn cho các dự án cụ thể, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Sử dụng nguồn dự phòng để có thêm nguồn lực

Trước đó, làm rõ ý kiến của các đại biểu đề nghị sử dụng nguồn dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn để có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải giải trình thêm: trong bối cảnh nguồn vốn dành cho đầu tư công còn hạn hẹp, thấp hơn nhiều so với nhu cầu đầu tư thực tế, việc sử dụng nguồn dự phòng chung trong phạm vi mức tối đa là 2.000.000 tỷ đồng đã được Quốc hội quyết định cho giai đoạn 2016 - 2020 là cần thiết.

Theo ông Hải, điều này sẽ góp phần kịp thời bổ sung nguồn vốn để khắc phục tình trạng nhiều dự án có trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn dở dang, chậm tiến độ do thiếu vốn, sớm đưa các dự án, công trình đi vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư; đồng thời, bổ sung nguồn vốn giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

Ông Hải cũng cho hay, trên cơ sở Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, để bảo đảm cân đối ngân sách, an toàn tài chính quốc gia, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

Theo đó, việc sử dụng dự phòng chung phải đảm bảo trong phạm vi mức trần đầu tư công 2.000.000 tỷ đồng, giữ tỷ lệ bội chi, chỉ tiêu an toàn nợ công, phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư của ngân sách nhà nước hằng năm. Cũng như quy định nguyên tắc, thứ tự ưu tiên sử dụng nguồn vốn dự phòng chung theo hướng tập trung cho các dự án đã có trong danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đang thực hiện dở dang, thiếu vốn nhằm đáp ứng tiến độ đầu tư, hoàn thành, đưa vào sử dụng, tránh lãng phí, dàn trải trong đầu tư.

"Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép sử dụng nguồn dự phòng chung như quy định tại Dự thảo Nghị quyết để bổ sung kịp thời nguồn lực cho đầu tư trên cơ sở đảm bảo cân đối ngân sách, giữ mức chỉ tiêu bội chi và chỉ tiêu an toàn nợ công đã được Quốc hội quyết định," ông Hải nói.

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ về tăng mức trần nguồn vốn nước ngoài lên tối đa 360.000 tỷ đồng, song có ý kiến đề nghị giải trình khả năng huy động vốn và tác động ảnh hưởng đến bội chi và nợ công. Để làm rõ hơn, ông Nguyễn Đức Hải cho rằng, theo quy định tại Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, mức vốn nước ngoài là 300.000 tỷ đồng.

Trong thực tế, triển khai thực hiện thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, Chính phủ đã ký kết các hiệp định vay vốn ODA với tổng số vốn cần bố trí để triển khai thực hiện theo cam kết với nhà tài trợ vượt mức trần nêu trên nhưng chưa có trong danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Do vậy, việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, tạo điều kiện để triển khai, thực hiện các dự án vay vốn ODA đã có chủ trương đầu tư, đã được ký kết nhưng chưa có trong danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn là cần thiết, tranh thủ nguồn lực nước ngoài, đảm bảo cam kết với nhà tài trợ.

Tuy nhiên, nhằm bảo đảm kiểm soát chỉ tiêu nợ công và bội chi Ngân sách nhà nước không vượt mục tiêu đã được Quốc hội thông qua, cần phải giữ mức trần 2.000.000 tỷ đồng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Quốc hội quyết định. Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo xây dựng Nghị quyết theo hướng trình Quốc hội cho phép tăng mức trần nguồn vốn nước ngoài lên tối đa 360.000 tỷ đồng trên nguyên tắc điều chỉnh giảm tương ứng nguồn vốn vay trong nước.

 

Chiều cùng ngày, với 100% đại biểu Quốc hội có mặt (469 đại biểu) biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

Trước khi các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) biểu quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của ĐBQH. Báo cáo nhấn mạnh, đây là một quyết định chính trị quan trọng, khẳng định nước ta chủ động trong hội nhập quốc tế, nâng cao nội lực, khả năng ứng phó với tác động của kinh tế thế giới, đồng thời thúc đẩy việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do khác.

Về đánh giá tác động, lấy ý kiến các nhóm đối tượng chịu sự tác động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá hồ sơ trình và báo cáo thuyết minh của Chính phủ đã đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP toàn diện về chính trị, an ninh quốc gia, chiến lược đối ngoại, kinh tế, xã hội. Quá trình đàm phán Hiệp định, bằng các hình thức khác nhau, Chính phủ đã lấy ý kiến rộng rãi các hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp; các bộ, ngành, địa phương cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo để cung cấp thông tin và tiếp thu ý kiến góp ý từ các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Sau khi kết thúc đàm phán, Chính phủ đã chủ động nghiên cứu, đánh giá định lượng về tác động của Hiệp định đối với các chỉ số kinh tế cơ bản và tổng quát như đã được trình bày trong Báo cáo thuyết minh của Chính phủ và ngay sau khi ký kết Hiệp định CPTPP, Chính phủ chỉ đạo đăng tải nội dung của Hiệp định trên Cổng thông tin của Bộ Công Thương.

Sau khi nghe trình bày báo cáo, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan với 100% số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

 

Nghị quyết yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các giải pháp xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định và theo khoản 3 Điều 77 Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Chính phủ báo cáo Quốc hội hằng năm về tình hình thực hiện các điều ước quốc tế.

Nghị quyết cũng giao Chính phủ, TAND Tối cao, VKSND Tối cao và các tổ chức, cơ quan có liên quan theo thẩm quyền tiến hành rà soát các dự án luật và các văn bản pháp luật khác để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới kịp thời, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP.

Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để bảo đảm tận dụng và phát huy các cơ hội, lợi ích mà Hiệp định CPTPP đem lại.

Đồng thời xây dựng, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định CPTPP; thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ nội dung Hiệp định để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân về việc Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP./.
 

Theo BTV/TTXVN

 

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: