Từ khi chia tách tỉnh đến nay,Đổithaytừcơsởhạtầket qua trực tuyến Hậu Giang đang trở thành một vùng đất nhiều tiềm năng đầu tư với hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện.
Hạ tầng giao thông ở Hậu Giang ngày càng phát triển.
Nhìn lại thời gian đầu, Hậu Giang chỉ có 2 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn (Quốc lộ 1 và Quốc lộ 61). Trong đó, Quốc lộ 61 là tuyến đường độc đạo nối trung tâm tỉnh Hậu Giang với thành phố Cần Thơ đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, mặt đường hẹp, việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Mạng lưới đường tỉnh rất hạn chế, chỉ đảm bảo lưu thông bằng xe 2 bánh và xe con, chưa tham gia vận chuyển được các loại hàng hóa có khối lượng lớn. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành giao thông vận tải nhanh chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà với phương châm “Giao thông đi trước một bước, là mũi nhọn đột phá để phát triển”.
Ông Nguyễn Ngọc Long, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh, thông tin: Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, ngành giao thông vận tải đã bắt tay ngay vào việc triển khai xây dựng đồ án quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang tầm nhìn đến năm 2030 với những định hướng mang tính đột phá như: quy hoạch các tuyến quốc lộ là Quốc lộ 61B, Quốc lộ Nam Sông Hậu, Quốc lộ Quản lộ - Phụng Hiệp và tuyến nối Vị Thanh - Cần Thơ (nay là Quốc lộ 61C). Về tỉnh lộ, quy hoạch hệ thống đường tỉnh đạt cấp IV đồng bằng. Hệ thống đường huyện đáp ứng tiêu chí đường cấp V đồng bằng trải đều trên khắp địa bàn, tạo thành mạng lưới giao thông đồng bộ. Để triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch được duyệt, ngành đã chủ động xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2006-2010, giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020. Trong đó, xác định các tuyến giao thông đối ngoại quan trọng của tỉnh, các tuyến đường cần ưu tiên đầu tư để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đã được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới trên 800km. Đến nay, nhiều công trình đã xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng như Quốc lộ 61, tuyến giao thông Bốn Tổng - Một Ngàn, đường Trần Hưng Đạo nối dài, đường Võ Văn Kiệt, đường 3 Tháng 2, cầu 2 Tháng 9...
Có thể thấy, hiện nay hệ thống giao thông ở Hậu Giang đã có nhiều đổi thay rõ nét so với giai đoạn đầu chia tách. Đó là những trục đường quốc lộ đi qua địa bàn kết nối Hậu Giang với các tỉnh, thành trong khu vực. Những tuyến đường trải dài từ trung tâm tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố; mạng lưới đường nông thôn được bê tông hóa, xóa đường đất, rút ngắn khoảng cách thành thị đến nông thôn giúp giao thông thông suốt, đi lại thuận tiện dễ dàng.
Phát huy vai trò mở đường, giao thông đi trước đã tạo tiền đề cho hạ tầng kinh tế - xã hội khác phát triển nhanh chóng, trong đó có hạ tầng khu công nghiệp và hạ tầng đô thị. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, đến năm 2020 phấn đấu xây dựng Vị Thanh đạt chuẩn đô thị loại II, thị xã Long Mỹ đạt tiêu chí đô thị loại III, nâng thị xã Ngã Bảy lên thành phố, đồng thời thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, nâng tầm đô thị các thị trấn khác. Rõ ràng qua thời gian đầu tư xây dựng, cơ sở hạ tầng đã phát triển rất tốt, đặc biệt là cơ sở hạ tầng đô thị thành phố Vị Thanh, một đô thị tỉnh lỵ phát triển rất rõ nét…
Hiện nay, cơ sở hạ tầng ở thành phố Vị Thanh luôn được quan tâm đầu tư qua từng năm, xây dựng xong trên 300km đường giao thông khép kín toàn địa bàn; giải quyết tốt cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân. Kèm với đó là sự phát triển của thương mại - dịch vụ, khi thành phố Vị Thanh ngày nay đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, vui chơi của người dân. Bên cạnh đó, công viên Chiến Thắng, bờ kè Xà No, quảng trường Hòa Bình là những địa điểm được tỉnh đầu tư nâng cấp góp phần tạo nên một hình ảnh thành phố trẻ năng động, gần gũi và ấn tượng hơn trong mắt du khách.
Ông Võ Minh Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Vị Thanh, cho biết: Tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên, thành phố đã chủ động phát huy nội lực, vận động Nhân dân, doanh nghiệp, mạnh thường quân chung tay đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; vận động, thu hút ngoại lực để đầu tư hạ tầng kỹ thuật xây dựng quê hương Vị Thanh ngày càng hoàn thiện, xứng tầm là trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Tuấn cho biết thêm: Thời gian qua tỉnh thu hút, kêu gọi nhiều nhà đầu tư đến đầu tư các khu dân cư thương mại trên địa bàn toàn tỉnh. Đối với các đô thị Ngã Bảy, Vị Thanh phát triển không chỉ về hạ tầng mà còn thúc đẩy dân cư thương mại phát triển theo. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã có nhiều chủ trương đầu tư các khu dân cư thương mại nhằm góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang diện mạo các đô thị. Ngoài ra, tỉnh cũng bố trí kinh phí đầu tư cho hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị ở các đô thị này. Hạ tầng, đô thị phát triển thì thương mại - dịch vụ nâng lên, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Bài, ảnh: NGUYÊN ANH