当前位置:首页 > Cúp C1

【kèo bóng đá giao hữu】Phí, lệ phí phải minh bạch, khả thi

phi le phi phai minh bach kha thi

Minh bạch các khoản thu cũng nhằm cải cách thủ tục hành chính. (Ảnh: Thu Hằng)

Cần Danh mục chi tiết

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm trong dự án Luật Phí và lệ phí là Danh mục chi tiết. Góp ý tại kỳ họp Quốc hội tháng 6-2015, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị quy định Danh mục chi tiết phí, lệ phí ngay trong Luật và bảo đảm rõ ràng, minh bạch. Có ý kiến lại đề nghị Luật chỉ quy định nhóm danh mục phí và lệ phí, danh mục chi tiết giao Chính phủ quy định.

Về vấn đề này, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TCNS) của Quốc hội cho rằng, để phù hợp với Hiến pháp năm 2013, đảm bảo quyền và nghĩa vụ công dân, đảm bảo tính cụ thể, minh bạch và tránh tình trạng lạm thu tạo gánh nặng cho người dân, đề nghị Chính phủ quy định Danh mục phí và lệ phí chi tiết, cụ thể hơn đến từng loại phí, lệ phí ngay trong Luật. Tuy nhiên, theo ông Hiển, do mỗi loại phí, lệ phí có nhiều khoản, dòng khác nhau, cách tính và mức thu khác nhau, do vậy có thể giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, để đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn phát sinh, đề nghị Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung, điều chỉnh Danh mục phí, lệ phí khi Chính phủ trình và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Ở phía cơ quan soạn thảo, Bộ Tài chính lại đề nghị quy định Danh mục các khoản phí, lệ phí theo nhóm dịch vụ và giao Chính phủ quy định chi tiết. Theo cơ quan này, qua rà soát với các bộ, ngành và địa phương cho thấy, hiện nay bên cạnh Danh mục phí và lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và lệ phí, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định và các bộ, ngành ban hành Thông tư hướng dẫn đều quy định chi tiết, cụ thể về Danh mục phí và lệ phí và các mức thu khác nhau. Do vậy, số lượng Danh mục phí và lệ phí là khá lớn, nếu quy định chi tiết ngay trong Luật là không khả thi. Kinh nghiệm các nước, các khoản phí, lệ phí đều giao cho Bộ Tài chính và địa phương (quyết định mức thu và quản lý sử dụng phí, lệ phí thu được). Kế thừa quy định hiện hành, đề nghị Dự thảo luật chỉ quy định Danh mục phí và lệ phí theo nhóm dịch vụ và giao Chính phủ quy định Danh mục chi tiết của từng loại phí, lệ phí là phù hợp với thực tiễn và khả thi.

Trước hai luồng quan điểm đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu giải pháp là cụ thể hóa tất cả các khoản phí, lệ phí vào Danh mục ban hành kèm Luật theo đúng quy định của Hiến pháp, đồng thời đảm bảo tinh thần cải cách thủ tục hành chính và hội nhập quốc tế. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Quốc hội sẽ quản lý Danh mục này và đưa ra quyết định cho phép hay không cho phép thu theo thẩm quyền. Quốc hội có thể phân quyền, phân cấp cho Chính phủ, Hội đồng nhân dân quy định mức thu để đảm bảo khả thi. Như vậy, ngoài Quốc hội, không cơ quan nào có quyền tự đưa ra các khoản thu phí, lệ phí.

Theo kế hoạch, dự án Luật Phí và lệ phí sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 10-2015. Tuy nhận được nhiều ý kiến đề nghị đẩy sớm thời gian Luật có hiệu lực, song để đảm bảo thời gian cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật, Ủy ban TCNS và cơ quan soạn thảo vẫn thống nhất giữ thời gian thực hiện từ 1-1-2017.

Phí, lệ phí và giá

Một vấn đề dư luận còn đang băn khoăn đó là quy định khái niệm về phí, lệ phí và giá dịch vụ đảm bảo rõ ràng, minh bạch làm căn cứ phân loại Danh mục phí, lệ phí, giá dịch vụ được chính xác.

Trước băn khoăn này, Uỷ ban TCNS và Bộ Tài chính đã thống nhất đưa ra khái niệm: Về bản chất, phí, lệ phí và giá dịch vụ là khác nhau. Giá dịch vụ là quan hệ cung cầu, mang tính ngang giá và tính đến lợi nhuận của các đơn vị cung cấp dịch vụ nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước đầu tư, cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho người dân. Phí là khoản thu của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho người dân, mang tính bù đắp chi phí bỏ ra khi Nhà nước cung cấp dịch vụ. Lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, thông qua hoạt động quản lý Nhà nước. Để đảm bảo rõ ràng, minh bạch, giúp cho việc phân loại chính xác phí, lệ phí và giá dịch vụ, Uỷ ban TCNS và cơ quan soạn thảo đã đưa khái niệm cụ thể này vào dự thảo mới nhất của Luật Phí và lệ phí.

Phân tích thêm về vấn đề này, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho rằng: Bên cạnh làm rõ các khái niệm, cần giải thích rõ để dân hiểu đâu là “phí, lệ phí” và đâu là “giá dịch vụ”.

Ông Thi cho biết, theo Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và lệ phí hiện hành có 73 loại phí và 42 loại lệ phí. Pháp lệnh cũng giao Chính phủ quy định chi tiết Danh mục. Tại Danh mục phí, lệ phí kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP, Chính phủ quy định chi tiết thành 301 khoản phí và lệ phí, đồng thời, quy định rõ 3 cơ quan có thẩm quyền ban hành các loại phí, lệ phí là Chính phủ, Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Chính phủ cũng nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự đặt ra các khoản thu; sửa đổi mức thu các khoản phí, lệ phí đã được cơ quan Nhà nước quy định. Vì vậy, các bộ, ngành và địa phương hay cá nhân đều không thể tự đặt ra các khoản phí ngoài các khoản đã có trong Danh mục. Các văn bản quy định thu phí Bộ Tài chính ban hành đều thực hiện đúng theo quy định tại Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí, lệ phí.

Tuy vậy, trên thực tế, rất nhiều ý kiến cho rằng người dân đang phải chi trả quá nhiều khoản phí, lệ phí. Đưa ra dẫn chứng, ông Thi cho biết, có 1 hợp tác xã đã thống kê và cho biết, người dân ở đó phải trả đến 19 khoản phí các loại, song thực chất, những khoản ấy không phải là phí do Nhà nước quy định mà đó chính là giá dịch vụ.

Vấn đề nằm ở chỗ, khi phải trả bất kỳ một khoản tiền nhất định để hưởng một dịch vụ nào đó, người dân vẫn hiểu đấy là “phí, lệ phí”. Ví dụ cụ thể hơn, đại diện Vụ Chính sách thuế nêu: Khi đi vào một khu du lịch phải mua vé vào cửa, vào trong khu du lịch phải trả vé sử dụng các dịch vụ… Các khoản tiền trả để mua vé đó đều được người dân gọi là phí nhưng thực ra là giá dịch vụ do các DN, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng khu du lịch đưa ra. Mà giá dịch vụ thì được thực hiện theo cơ chế thị trường và không được điều chỉnh trong các văn bản quy phạm về phí và lệ phí. “Phí và lệ phí chỉ nằm trong danh mục đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, giao cho Chính phủ quy định chi tiết” - ông Thi khẳng định thêm, đồng thời khuyến nghị: “Khi ở đâu đó đề ra một khoản thu thì các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, cá nhân tổ chức thu cần giải thích rõ cho đối tượng trả khoản tiền đó bản chất đấy là giá chứ không phải phí, lệ phí do Nhà nước thu để tránh hiểu nhầm”.

分享到: