当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả trận blackburn】Việt Nam đang kiểm soát tốt lạm phát

Giá thực phẩm tăng cao ảnh hưởng đến lạm phát

Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu cho biết,ệtNamđangkiểmsoáttốtlạmphákết quả trận blackburn CPI tháng 7/2022 tăng 0,4% so với tháng trước; tăng 3,59% so với tháng 12/2021 và tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân mức tăng này chủ yếu là do giá thịt lợn tăng cao. Nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng. Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển. Như vậy, sau xăng dầu thì việc giá thịt lợn đang tăng cao cũng gây ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam.

Chỉ tính riêng tháng 7/2022, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; riêng nhóm giao thông giảm giá 2,85% do giá xăng dầu trong nước giảm.

Cụ thể, nhóm thực phẩm tăng giá 1,6%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,37%; nhóm lương thực tăng 0,31%; nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 1,28%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,39%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,32%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,49%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,32%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,79%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,43%.

Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Như vậy, nhóm tăng giá mạnh nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống. Đây cũng là nhóm giữ quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính CPI, do vậy đã tác động làm CPI chung tăng 0,46 điểm phần trăm.

Ở chiều ngược lại, nhóm giao thông giảm giá 2,85%. Mặc dù vậy giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 2,16% so với tháng trước do đang là mùa cao điểm du lịch. Giá xe máy, xe đạp, xe ô tô mới tăng lần lượt là 0,98%, 0,47% và 0,36% do thiếu nguồn cung linh kiện, phụ tùng chủ yếu từ Trung Quốc.

Cũng trong tháng 7, chỉ số giá vàng giảm 2,39% do tác động của giá thế giới. Chỉ số giá USD tăng 0,62% sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất mạnh hơn so với các ngân hàng trung ương khác. So với cùng kỳ năm 2021, chỉ số giá USD tăng 1,77%; bình quân 7 tháng năm 2022 tăng 0,08%.

So sánh với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 7/2022 tăng 3,14%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. So với tháng 12/2021, CPI tháng 7 tăng 3,59%, trong đó có 10 nhóm hàng tăng giá, riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,07%.

Theo Tổng cục Thống kê, với mức tăng 0,4% của tháng 7, thì bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước.

Áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm còn lớn

Bình luận về tình hình lạm phát, TS. Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê, cho rằng lạm phát của Việt Nam vẫn đang trong tầm kiểm soát. Bình quân 7 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng CPI vẫn được kiểm soát ở mức 2,54%.

So với các nước trong khu vực châu Á, CPI tháng 6 của Việt Nam tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức lạm phát 7,7% của Thái Lan, mức 6,1% của Philippines, mức 6% của Hàn Quốc; cao hơn mức lạm phát 2,8% của Malaysia, mức 2,5% của Nhật Bản và 2,5% của Trung Quốc. Giá các nhóm hàng hóa trong 7 tháng đầu năm của Việt Nam tăng, giảm đan xen do ảnh hưởng bởi giá thế giới, nhu cầu tiêu dùng trong nước và đặc biệt bởi chính sách hỗ trợ, các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ.

Theo TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, có một số nguyên nhân khiến lạm phát Việt Nam thấp hơn so với thế giới. Một là giá xăng được hỗ trợ bình ổn tương đối nhanh; hai là đảm bảo nguồn cung hàng hóa; ba là một số mặt hàng được điều tiết tương đối mạnh (giá điện không tăng, viện phí không tăng dồn dập vào một thời điểm); bốn là Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt công cụ chính sách, năm là cung tiền vừa phải, vòng quay tiền chậm.

Tổng cầu có thể tăng đột biến gây sức ép lạm phát

Theo TS. Nguyễn Bích Lâm, mặc dù lạm phát nửa đầu năm 2022 được kiểm soát tốt, nhưng dư địa không còn nhiều, bên cạnh đó áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2022 và năm 2023 là rất lớn. Chính phủ đang chỉ đạo khẩn trương thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong hai năm 2022 - 2023, cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế sẽ làm cho tổng cầu tăng đột biến, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch là áp lực lớn lên lạm phát trong năm 2022 và 2023.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định áp lực lạm phát từ giờ tới cuối năm còn khá lớn. Giá hàng hoá thế giới còn tăng và còn có nguy cơ nhập khẩu lạm phát, nhất là khi Việt Nam phụ thuộc nhiều ở đầu vào nhập khẩu. Đà phục hồi kinh tế và sự sôi động của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng tạo ra áp lực lạm phát cầu kéo. Tỷ giá chịu áp lực tăng khá rõ.

Để thực hiện thành công mục tiêu lạm phát năm nay, TS. Nguyễn Bích Lâm đề xuất Chính phủ, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện một số giải pháp. Trong đó, Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát, bãi bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát.

Trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung, đảm bảo nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực.

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hoà chính sách tài khoá và tiền tệ; chủ động và linh hoạt điều tiết thị trường tiền tệ, lãi suất và tỷ giá trong bối cảnh ngân hàng trung ương các nền kinh tế lớn nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát...

分享到: