【kết quả vô địch italia】Doanh nhân Bạch Thái Bưởi
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi - Huyền thoại "vua tàu thủy”
Vào cuối thế kỷ 20,ânBạchTháiBưởkết quả vô địch italia khi nhắc đến những người giàu có nhất của đất Việt, người dân thường truyền miệng nhau câu nói "Nhất Sĩ, Nhì Phương, Tam Xương, Tứ Bưởi". Nhân vật thứ tư được nhắc đến trong câu nói này là Bạch Thái Bưởi.
Trong An Nam tứ đại phú những năm đầu thế kỷ 20, chỉ có duy nhất Bạch Thái Bưởi là người ở miền Bắc. “Tứ Bưởi” tên thật là Đỗ Thái Bưởi (1874-1932), sinh ra trong một gia đình nhà nông nghèo ở làng An Phúc (Yên Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay là Yên Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Gia đình ông vốn họ Đỗ. Cha ông là Đỗ Văn Cóp mất sớm, ông phải nghỉ học phụ giúp mẹ kiếm sống bằng nghề bán hàng rong. Sau có một người nhà giàu họ Bạch nhận ông làm con nuôi và cho ăn học, ông mới đổi từ họ Đỗ sang họ Bạch. Đang học quốc ngữ và tiếng Pháp, ông bỏ học đi làm ký lục cho một hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng Tiền, Hà Nội. Khi đó ông có tên là Ký Năm.
Năm 1894, ông chuyển sang làm cho một xưởng thuộc hãng thầu công chính và ở đây, lần đầu tiên ông được tiếp xúc, thu nhận những hiểu biết về máy móc, cách tổ chức, quản lý sản xuất.Năm 1895, ông được Phủ Thống sứ Bắc Kỳ chọn làm người giới thiệu những sản phẩm của Việt Nam tại Hội chợ Bordeaux, nơi ông đã được tiếp xúc trực tiếp với xã hội phương Tây.
Khi về nước, với kiến thức và kinh nghiệm thu được trong thời gian ở Pháp, ông đã xin làm giám đốc công trình cầu Long Biên. Phát hiện thấy người Pháp đang cần gỗ xây dựng đường sắt, Bạch Thái Bưởi đã hùn vốn với một người Pháp làm đại lý cung cấp tà vẹt gỗ cho Sở Hỏa xa Đông Dương.
Sau ba năm, ông trở nên giàu có và tách riêng để kinh doanh độc lập bằng việc bỏ vốn ra buôn ngô, nhưng lần này thất bại và lỗ nặng. Mặc dù vậy, ông vẫn tung nốt những đồng vốn còn lại vào một vụ đấu thầu hiệu cầm đồ của người Hoa ở Nam Định và đã trúng thầu. Ông lĩnh thêm việc thầu thuế chợ ở Vinh (1906 – 1913), ở Nam Định (1906 – 1909), ở Thanh Hóa (1907 – 1909).
Năm 1909, Bạch Thái Bưởiđã bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ là ngành vận tải đường sông. Ông bắt đầu bằng việc thuê lại ba chiếc tàu (Phi Phụng, Phi Long và Khoái Tử Long) của một hãng tàu Pháp chở thư và hành khách đường sông Bắc Kỳ, có tên là A. R. Marty, vừa hết hạn hợp đồng với Chính phủ. Ông đã cho tàu chạy hai tuyến đường: Nam Định – Hà Nội và Nam Định – Bến Thủy (Vinh). Từ sự thành công này, ông tiếp tục thâu tóm các đội tàu của các công ty Pháp và Hoa đã bị phá sản như Marty d’Abbadie, công ty Desch Wander...
Sau nhiều năm kinh doanh trên sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi. Đến năm 1916, Bạch Thái Bưởiđã chuyển trụ sở của hãng từ Nam Định xuống Hải Phòng. Tại đây, một công ty hàng hải mang tên Giang Hải Luân thuyền Bạch Thái Bưởi công ty đã ra đời. Năm 1917, hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, Bạch Thái Bưởi mua lại 6 chiếc tàu khác của hãng này.
Ngày 7/9/1919, công ty của Bạch Thái Bưởi đã hạ thủy chiếc tàu Bình Chuẩnhoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công tại Cửa Cấm (Hải Phòng). Đây cũng được xem là sự kiện tượng trưng cho “Phong trào chấn hưng thương trường cổ động thực nghiệp” của giới tư sản Việt Nam thời đó.
Đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930. Khi ấy công ty có trên 40 con tàu cùng sà lan chạy trên tất cả các tuyến đường sông Bắc Kỳ và cả các nước và vùng lãnh thổ lân cận như Hong Kong, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Philippines, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu.
Từ lợi nhuận thu được từ kinh doanh hàng hải, Bạch Thái Bưởi tiếp tục đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác, với ước vọng trở thành nhà kinh doanh tổng hợp, hiện đại, tương tự công ty Ford của Mỹ. Đặc biệt, Bạch Thái Bưởi đã đầu tư thành công vào một lĩnh vực được coi là cấm kỵ của thời Pháp thuộc là ngành khai thác mỏ. Sau thành công trong khai thác than, ông còn kinh doanh bất động sản ở Đồ Sơn, Hải Phòng.
Nhà tư sản dân tộc tiêu biểu của thế kỷ 20
Khát vọng làm giàu của Bạch Thái Bưởi thể hiện đậm nét tính đua tranh, sự bất bình của người Việt trước những thế lực ngoại bang. Mặc dù tiếp xúc thường xuyên với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của người phương Tây, nhưng Bạch Thái Bưởi luôn thể hiện tinh thần dân tộc trong hoạt động kinh doanh.
Ông đặt tên các con tàu mua lại từ đối thủ nước ngoài bằng những tên Việt như Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi. Trong một hội nghị kinh tế lý tài, người ta kể rằng, do bênh vực cho quyền lợi của người dân bị trị, ông bị René Robin, đang làm Thống sứ Bắc Kỳ lúc đó, đe dọa: “Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi”; ông đã đáp lại: “Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin”.
Cũng do xuất thân từ tầng lớp nghèo, ông luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền. Ông dành chế độ an sinh cho các nhân viên của mình, trợ cấp cho học sinh nghèo có chí du học. Ông giáo dục con cái lòng quý trọng những người cần lao, nghèo khó. Các con đến tuổi trưởng thành đều được ông cất giao công việc trên các bến tàu hay các khu mỏ.
Bạch Thái Bưởi đã được nhiều doanh nhân Việt Namsau này coi là một tấm gương sáng. Những tôn chỉ nghiêm túc trên thương trường của ông như thương phẩm, thương hội, tín thực, kiên tâm, nghị lực, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm và coi trọng hàng nội hóa.
"Bậc anh hùng kinh tế thứ nhất trong kinh tế giới nước nhà", Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố trong Hội truyền bá chữ quốc ngữ viết về Bạch Thái Bưởi trong tạp chí Đông Thanh từng nói.
Có lẽ đóng góp quan trọng thứ hai sau kinh doanh hàng hải của Bạch Thái Bưởi là kinh doanh văn hóa. Ông đã đầu tư xây dựng “Công ty In và Xuất bản Bạch Thái Bưởi” (sau là Đông Kinh ấn quán).
Năm 1921, Bạch Thái Bưởi cho ra đời tờ báo hàng ngày mang tên Khai hóa nhật báo với tôn chỉ: “Một là giúp đồng bào ta tự khai hóa, dạy bảo lẫn nhau, mở mang con đường thực nghiệp. Hai là giãi bày cùng Chính phủ bảo hộ những yêu cầu thiết thực, chính đáng của quốc dân. Ba là diễn giải những ý kiến, những lợi ích, tác hại của các công việc Chính phủ đang làm...”.
Mục đích cuối cùng của phong trào thực nghiệp mà Bạch Thái Bưởi phát động và cổ súy chỉ cốt làm giàu “vì dân giàu thì nước mới giàu”. Tờ báo Khai hóa ra được 22 số trước khi đình bản.
Ngày nay ở thành phố Uông Bí, Quảng Ninh có một cảng biển mang tên ông, cảng Bạch Thái Bưởi ở cuối đường Bạch Thái Bưởi. Tại quê nhà Yên Phúc, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội có con đường mang tên ông. Còn tại Nha Trang, có một con đường hoa giấy đẹp nhất mang tên ông.
- Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- 'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1
- Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
友情链接
Nhiều khuyến nghị về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần GiờĐề xuất một số Luật có hiệu lực thi hành từ 01/8/2024Chặng 2 Giải xe đạp Cúp Biwase 2024: Đội chủ nhà vươn lên mạnh mẽBài 1: “Cú đấm” bất ngờ vào sân bay Tân Sơn NhấtThí điểm Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNelDBộ Giao thông Vận tải giao đầu mối nghiên cứu đầu tư Dự án xây dựng cầu Cần Thơ 2Giải vô địch Taekwondo tỉnh Bình Dương năm 2024: TP.Thủ Dầu Một giành hạng Nhất toàn đoànĐể thua Đông Á Thanh Hóa, Becamex Bình Dương đánh mất ngôi nhì bảngTập đoàn COT (Singapore) chọn đầu tư vào Hưng YênCác dự án chuyển tiếp mà EVN chốt giá tạm thời chờ Bộ Công thương phê duyệt
0.5536s , 7601.8828125 kb
Copyright © 2025 Powered by 【kết quả vô địch italia】Doanh nhân Bạch Thái Bưởi,88Point