BPO - Bộ luật Dân sự năm 2015 đã được Quốc hội khóa XIII,kataller toyama kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24-11-2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2017. Như vậy, đã hơn 9 tháng kể từ ngày bộ luật này được áp dụng vào cuộc sống, thế nhưng đến nay vẫn còn không ít người chưa nắm được nội dung của chế định về bồi thường và cụ thể là cha mẹ có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra. Vì vậy, bài viết dưới đây không ngoài mục đích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, để tránh những hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra. Và tại Điều 584 trong Bộ luật Dân sự là những quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, có nội dung: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh…. Như vậy, mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì đều phải bồi thường. Và theo quy định như trên thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra. Tuy nhiên, việc bồi thường chỉ xảy ra khi: Thứ nhất là người có trách nhiệm bồi thường phải có quan hệ cha mẹ với người gây thiệt hại. Nói cách khác là trách nhiệm bồi thường của cha mẹ chỉ phát sinh đối với thiệt hại do con của họ gây ra. Điều đó có nghĩa là giữa những người gây thiệt hại và người mà cơ quan chức năng muốn quy trách nhiệm phải có quan hệ cha mẹ con. Mặc dù trong luật không có sự phân biệt rõ giữa quan hệ cha mẹ đẻ và quan hệ cha mẹ nuôi với con đẻ và con nuôi. Tuy nhiên, trong trường hợp này người áp dụng pháp luật cần hiểu rằng cha mẹ và con ở đây là có quan hệ gia đình (được pháp luật thừa nhận). Thứ hai là phải đáp ứng được điều kiện về tuổi và tình trạng tài sản của người con gây thiệt hại. Theo đó, người gây thiệt hại là “người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi” thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do con của mình gây ra. Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên có tài sản riêng thì tiếp tục lấy tài sản của con để bồi thường vào phần còn thiếu. Và với trường hợp người gây thiệt hại là người “từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi” thì người gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu tài sản không đủ để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường tài sản còn thiếu. Vâng, cha ông chúng ta từ ngày xưa đã có câu thành ngữ rằng “con dại cái mang” và nó đồng nghĩa với câu “dưỡng bất giáo phụ chi quá” hay “tử bất giáo phụ chi quá” trong Kinh Thi ở Trung Quốc thời cổ đại và là một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo. Nghĩa của những câu này là sinh ra con, rồi nuôi dưỡng mà không giáo dục để con trở thành người hữu dụng thì đó lài lỗi của cha mẹ, nên cha mẹ phải chịu tránh nhiệm về hậu quả do những việc làm sai trái của chính con mình gây ra. Như vậy, không phải đến bây giờ pháp luật mới quy định về điều này, mà ngay từ xa xưa đã là “con dại cái mang”. T. Ngọc |